Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu trong trường hợp nào?

Những tài sản nào được xác định là tài sản chung của vợ chồng? Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu trong trường hợp nào? Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được quy định như thế nào?

Những tài sản nào được xác định là tài sản chung của vợ chồng?

Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng:

Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo đó, những tài sản được xác định là tài sản chung của vợ chồng, bao gồm:

- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Trừ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung.

- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

- Tài sản đang tranh chấp mà không có căn cứ để chứng minh tài sản riêng.

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

- Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

+ Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

+ Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

+ Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

+ Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

+ Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định;

Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đinh 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:

Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Như vậy, vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 25 tháng 11 là ngày gì? Ngày 25 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Quốc phòng hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 21/10/2024, đối tượng nào được miễn lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Hộ nghèo có được miễn nghĩa vụ quân sự 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 73/2024/TT-BTC quy định mức thu, miễn, chế độ thu, nộp lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Link tham gia Hội thi Tự hào sử Việt 2024? Bao nhiêu tuổi thì được xét kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Con của người nước ngoài có được đăng ký khai sinh ở Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 26/11/2024, điều kiện thành lập Hội được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất? Điều kiện hưởng thừa kế quyền sử dụng đất được quy định thế nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;