Cha không giao con chưa thành niên cho mẹ nuôi dưỡng theo quyết định của Tòa án thì giải quyết như thế nào?

Cha không giao con chưa thành niên cho mẹ nuôi dưỡng theo quyết định của Tòa án thì giải quyết như thế nào? Người trực tiếp nuôi con chưa thành niên luôn là người mẹ có đúng không? Được thay đổi người trực tiếp nuôi con chưa thành niên trong trường hợp nào?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Tôi và chồng đã có quyết định ly hôn của Tòa án vào ngày 03/12, Tòa cũng đã tuyên tôi là người trực tiếp nuôi bé Bimm (3 tuổi). Vấn đề nằm đây chồng cũ của tôi đã không giao bé Bimm cho tôi nuôi. Cho tôi hỏi với trường hợp này thì giải quyết như thế nào?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

1. Cha không giao con chưa thành niên cho mẹ nuôi dưỡng theo quyết định của Tòa án thì giải quyết như thế nào?

Tại Điều 120 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định như sau:

1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.

2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

Như vậy, Tòa án quyết định bạn là người trực tiếp chăm sóc bé Bimm (con chưa thành niên) sau khi ly hôn nhưng chồng cũ của bạn lại không giao bé Bimm cho bạn thì bạn có thể yêu cầu Tòa án (chấp hành viên) ra quyết định buộc giao bé Bimm cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng theo như bản án, quyết định.

Trước khi cưỡng chế giao bé Bimm cho bạn thì chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục sự tự nguyện thi hành án.

2. Người trực tiếp nuôi con chưa thành niên luôn là người mẹ có đúng không?

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Do đó, theo quy định trên việc trực tiếp nuôi con chưa thành niên sau khi ly hôn sẽ do vợ chồng thỏa thuận với nhau, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên (căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con).

Không có quy định nào mặc định người mẹ là người trực tiếp nuôi con chưa thành niên sau ly hôn.

3. Được thay đổi người trực tiếp nuôi con chưa thành niên trong trường hợp nào?

Căn cứ Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trên đây là 02 trường hợp mà luật quy định có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con chưa thành niên.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu mới nhất 2024? Giao dịch dân sự vô hiệu có hậu quả pháp lý gì?
lawnet.vn
Thẻ căn cước có được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh không?
lawnet.vn
Căn cước điện tử được hiểu như thế nào? Được cấp tối đa bao nhiêu thẻ căn cước điện tử?
lawnet.vn
Khi nào áp dụng thừa kế theo pháp luật? Người thừa kế nào không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?
lawnet.vn
Đăng ký thường trú tại nhà thuê phải đáp ứng điều kiện gì? Hồ sơ đăng ký thường trú tại nhà thuê gồm có những gì?
lawnet.vn
Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nào?
lawnet.vn
Hồ sơ công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam gồm những giấy tờ gì?
lawnet.vn
Mẫu tờ khai ghi chú kết hôn mới nhất 2024 và cách ghi?
lawnet.vn
Chứng từ điện tử bao gồm những loại nào? Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử có giá trị như bản gốc không?
lawnet.vn
Danh mục bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự năm 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;