Tôi tên Mai An, hiện là sinh viên trường Luật, vừa qua tôi bị cuốn hút vào bài giảng của thấy trong bộ môn Luật Dân sự, nhờ sự truyền cảm hứng từ thầy mà tôi bỗng dưng thích bộ môn này hơn, do đó mà muốn dọc và tìm hiểu nhiều hơn, nhưng kiến thức của tôi vẫn còn hạn chế nên rất mong nhờ sự hỗ trợ từ Ban biên tập. Vui lòng hỗ trợ giúp tôi trong pháp luật dân sự hiện nay có những loại chiếm hữu nào và được quy định ra làm sao?

Mai An (mai_an*****@gmail.com)

"> Tôi tên Mai An, hiện là sinh viên trường Luật, vừa qua tôi bị cuốn hút vào bài giảng của thấy trong bộ môn Luật Dân sự, nhờ sự truyền cảm hứng từ thầy mà tôi bỗng dưng thích bộ môn này hơn, do đó mà muốn dọc và tìm hiểu nhiều hơn, nhưng kiến thức của tôi vẫn còn hạn chế nên rất mong nhờ sự hỗ trợ từ Ban biên tập. Vui lòng hỗ trợ giúp tôi trong pháp luật dân sự hiện nay có những loại chiếm hữu nào và được quy định ra làm sao?

Mai An (mai_an*****@gmail.com)

">

Các quy định về chiếm hữu dân sự

Tôi tên Mai An, hiện là sinh viên trường Luật, vừa qua tôi bị cuốn hút vào bài giảng của thấy trong bộ môn Luật Dân sự, nhờ sự truyền cảm hứng từ thầy mà tôi bỗng dưng thích bộ môn này hơn, do đó mà muốn dọc và tìm hiểu nhiều hơn, nhưng kiến thức của tôi vẫn còn hạn chế nên rất mong nhờ sự hỗ trợ từ Ban biên tập. Vui lòng hỗ trợ giúp tôi trong pháp luật dân sự hiện nay có những loại chiếm hữu nào và được quy định ra làm sao?

Mai An (mai_an*****@gmail.com)

Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản; Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu; Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này.

Theo đó, tại Chương XII Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về chiếm hữu như sau:

Điều 180. Chiếm hữu ngay tình

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Điều 181. Chiếm hữu không ngay tình

Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Điều 182. Chiếm hữu liên tục

1. Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.

2. Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.

Điều 183. Chiếm hữu công khai

1. Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.

2. Việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.

Điều 184. Suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu

1. Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.

2. Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền.

3. Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Điều 185. Bảo vệ việc chiếm hữu

Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên điện thoại nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký khai tử mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Không yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận kết hôn khi đăng ký khai sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được ủy quyền đăng ký kết hôn không? Điều kiện kết hôn năm 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn tạm trú tối đa tại một nơi năm 2025 là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc nhập ngũ dành cho mọi đối tượng mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu tiễn tân binh lên đường nhập ngũ 2025 hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc người yêu lên đường nhập ngũ 2025 hay nhất?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;