Khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm mục đích gì? Có bắt buộc khám sức khỏe tiền hôn nhân?
Các bước tiến hành khám sức khỏe tiền hôn nhân? Có bắt buộc khám sức khỏe tiền hôn nhân? Khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm mục đích gì?
Các bước tiến hành khám sức khỏe tiền hôn nhân?
Căn cứ theo khoản 20 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì khám sức khỏe được hiểu là việc khám bệnh để xác định tình trạng sức khỏe, phân loại sức khỏe hoặc phát hiện, quản lý bệnh.
Căn cứ Điều 10 Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân ban hành kèm theo Quyết định 25/QĐ-BYT năm 2011 quy định các bước tiến hành khám sức khỏe thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và hoàn thiện các thủ tục hành chính
Khách hàng khám sức khỏe có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử hoạt động của cơ quan sinh dục (kinh nguyệt, thai nghén, …, xuất tinh, ..); tiền sử bệnh, tật của bản thân và gia đình.
Bước 2: Khám sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế
- Khám thể lực: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số BMI, mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.
- Khám lâm sàng theo các chuyên khoa.
- Đối với nữ giới
+ Khám phát hiện các dấu hiệu cơ năng: hỏi tiền sử về các bệnh nội, ngoại; đặc biệt tiền sử về sản khoa, phụ khoa.
+ Khám vú, khám bộ phận sinh dục ngoài: lông mu, âm hộ, môi lớn, môi bé, màng trinh, tính chất dịch âm đạo.
+ Thăm khám âm đạo (bao gồm cả lấy dịch âm đạo để xét nghiệm) chỉ thực hiện khi có yêu cầu chuẩn đoán xác định và phải được sự đồng ý của khách hàng. Nếu khách hàng không đồng ý, cần giải thích lý do và gợi ý có thể thay bằng thăm khám phụ khoa qua hậu môn, trực tràng.
- Đối với nam giới
+ Khám phát hiện các dấu hiệu cơ năng: hỏi tiền sử về các bệnh nội, ngoại; đặc biệt tiền sử về chấn thương, viêm tinh hoàn, bệnh LTQĐTD sự xuất tinh, sự cương cứng của dương vật.
+ Khám bộ phận sinh dục (bao gồm cả lấy dịch niệu đạo để xét nghiệm): tinh hoàn, dương vật, lông mu và thăm khám trực tràng khi cần thiết.
- Khám cận lâm sàng
+ Chụp X quang tim, phổi (tư thế thẳng hoặc nghiêng).
+ Xét nghiệm máu: Công thức máu, huyết sắc tố, đường máu.
+ Xét nghiệm nước tiểu: Đường, protein, tế bào.
+ Soi tươi dịch âm đạo và dịch niệu đạo.
Trường hợp nghi ngờ, hướng dẫn tiếp tục khám chuyên khoa sâu để xác định bệnh và hướng dẫn điều trị.
Bước 3: Khám chuyên khoa sâu theo chỉ định của bác sỹ
Bước 4: Kết luận về kết quả khám sức khỏe
Căn cứ vào kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sỹ trực tiếp khám ký giấy chứng nhận sức khỏe, sổ khám sức khỏe và kết luận thực trạng sức khỏe của nam, nữ chuẩn bị kết hôn.
Các bước tiến hành khám sức khỏe tiền hôn nhân? Có bắt buộc khám sức khỏe tiền hôn nhân? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc khám sức khỏe tiền hôn nhân?
Tại Điều 5 Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân ban hành kèm theo Quyết định 25/QĐ-BYT năm 2011 có quy định như sau:
Nguyên tắc tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân
1. Tự nguyện;
2. Tôn trọng nhân thân và bảo đảm bí mật riêng tư;
3. Phù hợp với pháp luật hiện hành.
Tại Điều 25 Nghị định 104/2003/NĐ-CP có quy định như sau:
Kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn
1. Khuyến khích nam, nữ kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn bao gồm những nội dung liên quan đến bệnh di truyền; bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS.
2. Cơ sở thực hiện kiểm tra sức khoẻ thông báo kết quả kiểm tra và tư vấn về ảnh hưởng của bệnh đối với sức khoẻ cho cả hai bên nam, nữ; bảo đảm bí mật của kết quả kiểm tra sức khoẻ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, một trong những nguyên tắc khám sức khỏe tiền hôn nhân chính là tự nguyện. Chính vì vậy, nam nữ trước khi kết hôn có thể tiến hành khám sức khỏe tiền hôn nhân theo nhu cầu.
Khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm mục đích gì?
Tại Điều 1 Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân ban hành kèm theo Quyết định 25/QĐ-BYT năm 2011 có quy định mục đích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân. Theo đó, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân là nhằm:
- Tư vấn và khám sức khỏe cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn, đặc biệt là vị thành niên, thanh niên để phát hiện, phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ,
- Các nguy cơ sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững và nâng cao chất lượng giống nòi.