Bố mất không để lại di chúc làm sao để nhận lại sổ tiết kiệm trong ngân hàng?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 24/07/2019

Chào quý anh chị, bố tôi vừa qua đời cách đây ít lâu, bố tôi có một sổ tiết kiệm trong ngân hàng, vì ông đột ngột qua đời nên không để lại di chúc, anh chị cho tôi hỏi, bây giờ chúng tôi phải làm như thế nào để nhận lại sổ tiết kiệm của bố?

 

    • Vì trường hợp này bố bạn mất và không để lại di chúc do vậy phần di sản thừa kế mà bố bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật.

      Căn cứ Điều 650 và Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 ' onclick="vbclick('48517', '299155');" target='_blank'>Bộ luật dân sự 2015 quy định:

      - Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc

      - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

      - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

      - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

      Mặt khác căn cứ Điều 57 Luật công chứng 2014' onclick="vbclick('3A42E', '299155');" target='_blank'>Điều 57 Luật công chứng 2014 quy định về trường hợp Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản theo đó:

      - Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

      Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

      - Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

      - Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

      - Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

      Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

      - Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

      Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì trong trường hợp này những người thừa kế di sản của bố bạn cần lập một thỏa thuận phân chia di sản bằng văn bản sau đó mang đi công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng để xác nhận giá trị pháp lý của văn bản, sau khi công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì những người thuộc hàng thừa kế có thể cùng đến ngân hàng hoặc làm hợp đồng ủy quyền cho một cá nhân khác đến ngân hàng làm thủ tục nhận lại di sản thừa kế là sổ tiết kiệm của bố bạn.

      Lưu ý khi đến ngân hàng làm thủ tục nhận lại di sản người nhận di sản cần mang theo các giấy tờ như thỏa thuận phân chia di sản, giấy ủy quyền, giấy tờ chứng minh người thừa kế, giấy báo tử của bố bạn và một số giấy tờ chứng minh sổ tiết kiệm của bố bạn đang có tại ngân hàng. Sau khi ngân hàng đã xác nhận là các giấy tờ trên là hợp lệ thì gia đình bạn có thể nhận lại phần di sản trong sổ tiết kiệm của bố bạn.

      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn