Bí mật kinh doanh là gì? Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?

Bí mật kinh doanh là gì? Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền? Các hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là gì?

Tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về bí mật kinh doanh như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...

23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

...

Như vậy, bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Bí mật kinh doanh là gì? Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Các hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh?

Theo quy định tại Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;

e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.

2. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.

Như vậy, các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

- Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

- Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi trên.

- Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm

Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ quy định Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh như sau:

Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh

1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;

b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Như vậy, hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

Bên cạnh đó người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh và tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Lưu ý: Mức phạt tiền tối đa quy định trên đây là mức phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức (khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP)

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất? Điều kiện hưởng thừa kế quyền sử dụng đất được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, lao động nữ nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản chung của vợ chồng gồm những gì? Các yếu tố được xem xét trong phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn?
Hỏi đáp Pháp luật
Vắng mặt bao lâu thì bị xóa đăng ký thường trú?
Hỏi đáp Pháp luật
Người trên 18 tuổi có được nhận làm con nuôi không? Những đối tượng nào không được nhận con nuôi?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt định cư nước ngoài có được cấp thẻ căn cước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn theo Thông tư 04 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, người có năm sinh nào khám nghĩa vụ quân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tham gia Dân quân tự vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp nào? Các trường hợp nào thực hiện cấp đổi thẻ căn cước?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;