Bản án của chế độ cũ có được xem là nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự?

Bản án của chế độ cũ có được xem là nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự? Người không liên quan đến vụ án dân sự có được quyền giao nộp chứng cứ hay không? Việc xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự được thực hiện như thế nào?

Chào anh chị, cho tôi hỏi tôi và bác hàng xóm có tranh chấp với nhau, tôi có bằng chứng mảnh đất này tôi đã sử dụng ổn định lâu dài từ chế độ trước đến nay, có bản án của chế độ cũ ghi nhận vấn đề này. Vậy cho tôi hỏi nếu tòa án yêu cầu nộp chứng cứ thì bản án của chế độ cũ có được xem là nguồn chứng cứ hay không?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

1. Bản án của chế độ cũ có được xem là nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự?

Tại Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về nguồn chứng cứ như sau:

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

9. Văn bản công chứng, chứng thực.

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Căn cứ theo quy định hiện hành, bản án của chế độ cũ được xem là tài liệu đọc được. Chính vì vậy, đây có thể được xem là nguồn chứng cứ.

2. Người không liên quan đến vụ án dân sự có được quyền giao nộp chứng cứ hay không?

Tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về chứng cứ như sau:

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Theo đó, cá nhân, tổ chức không liên quan đến vụ án dân sự vẫn có thể giao nộp chứng cứ.

3. Việc xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự như sau:

1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

Như vậy, việc xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định trên.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu mới nhất 2024? Giao dịch dân sự vô hiệu có hậu quả pháp lý gì?
lawnet.vn
Thẻ căn cước có được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh không?
lawnet.vn
Căn cước điện tử được hiểu như thế nào? Được cấp tối đa bao nhiêu thẻ căn cước điện tử?
lawnet.vn
Khi nào áp dụng thừa kế theo pháp luật? Người thừa kế nào không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?
lawnet.vn
Đăng ký thường trú tại nhà thuê phải đáp ứng điều kiện gì? Hồ sơ đăng ký thường trú tại nhà thuê gồm có những gì?
lawnet.vn
Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nào?
lawnet.vn
Hồ sơ công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam gồm những giấy tờ gì?
lawnet.vn
Mẫu tờ khai ghi chú kết hôn mới nhất 2024 và cách ghi?
lawnet.vn
Chứng từ điện tử bao gồm những loại nào? Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử có giá trị như bản gốc không?
lawnet.vn
Danh mục bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự năm 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;