Ai là người cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn?

Ai là người cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn? Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào? Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn trong trường hợp nào?

Ai là người cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn?

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cấp dưỡng là nghĩa vụ đóng góp tiền bạc hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình nhưng có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu

Khi hai vợ chồng ly hôn, ngoài việc chấm dứt quan hệ vợ chồng thì còn giải quyết việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Nếu thỏa thuận được thì thực hiện theo thỏa thuận, không thỏa thuận được thì nhờ Tòa án giải quyết.

Về việc cấp dưỡng con cái, khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

 

Như vậy, người cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn là người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Ai là người cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn? (Hình từ Internet)

Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng:

Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Theo đó, người nào có hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng trong các trường hợp sau:

- Có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng những không thực hiện.

- Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho con lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng mà còn vi phạm.

Lưu ý: Quy định này không áp dụng đối với trường hợp phạm tội không chấp hành án (Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015)

Người nào có hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng và bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm tùy theo mức độ vi phạm.

Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng:

Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

6. Trường hợp khác theo quy định của luật.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

- Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

- Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

- Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

- Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

- Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

- Trường hợp khác theo quy định của luật.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu mới nhất 2024? Giao dịch dân sự vô hiệu có hậu quả pháp lý gì?
lawnet.vn
Thẻ căn cước có được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh không?
lawnet.vn
Căn cước điện tử được hiểu như thế nào? Được cấp tối đa bao nhiêu thẻ căn cước điện tử?
lawnet.vn
Khi nào áp dụng thừa kế theo pháp luật? Người thừa kế nào không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?
lawnet.vn
Đăng ký thường trú tại nhà thuê phải đáp ứng điều kiện gì? Hồ sơ đăng ký thường trú tại nhà thuê gồm có những gì?
lawnet.vn
Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nào?
lawnet.vn
Hồ sơ công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam gồm những giấy tờ gì?
lawnet.vn
Mẫu tờ khai ghi chú kết hôn mới nhất 2024 và cách ghi?
lawnet.vn
Chứng từ điện tử bao gồm những loại nào? Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử có giá trị như bản gốc không?
lawnet.vn
Danh mục bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự năm 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;