Thể lệ cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân” năm 2025?
Thể lệ cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân” năm 2025?
Dưới đây là thể lệ cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân” năm 2025:
[1] Tên gọi Cuộc thi: Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân” năm 2025 (sau đây gọi tắt là Cuộc thi)
[2] Phạm vi: Cuộc thi được tổ chức trên phạm vi toàn quốc.
[3] Đối tượng dự thi: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên và công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài.
[4] Nội dung thi: Tìm hiểu hệ thống luật pháp; các bộ luật; các văn bản hướng dẫn thi hành luật, quy định của pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
[5] Hình thức thi
- Cuộc thi được tổ chức qua hình thức thi trắc nghiệm trên Báo QĐND Điện tử qua mạng internet tại địa chỉ http://qdnd.vn
- Người tham gia dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính hoặc các thiết bị di động có kết nối internet theo phần mềm bộ câu hỏi được thiết kế sẵn trong thời gian tối đa 30 phút/01 lần thi, gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm và 01 bài viết phân tích, cảm nhận về một vấn đề pháp luật trong cuộc sống không quá 500 từ.
[6] Cách thức thi
- Bước 1: Truy cập trực tiếp Cuộc thi tại địa chỉ http://qdnd.vn.
- Bước 2: Đọc kỹ “Thể lệ” trước khi tham gia.
- Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin để đăng ký dự thi, gồm: Họ và tên; số điện thoại; số căn cước công dân; mật khẩu; nhập lại mật khẩu.
- Bước 4: Trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm và 01 bài viết phân tích, cảm nhận về một vấn đề pháp luật trong cuộc sống không quá 500 từ (Bài viết không bắt buộc nhưng được cộng điểm ưu tiên).
Lưu ý: Mỗi cá nhân được thi tối đa 02 lượt/kỳ để cải thiện kết quả thi.
[7] Thời gian tổ chức Cuộc thi: Từ ngày 12/3/2025 đến hết ngày 11/12/2025.
[8] Giải thưởng Cuộc thi
* Giải thưởng kỳ (mỗi tháng 1 kỳ)
Mỗi tháng trao 01 giải Nhất; 02 giải Nhì; 03 giải Ba; 05 giải Khuyến Khích.
Tổng điểm = Điểm thi trắc nghiệm + Điểm phần thi tự luận.
Xếp điểm từ cao xuống thấp để xét giải.
* Giải thưởng năm.
Kết thúc năm, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn các bài thi đạt giải Nhất và Nhì các tháng để chấm chung khảo trao giải năm.
Giải thưởng năm bao gồm:
+ Giải cá nhân: 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba và 5 giải khuyến khích.
+ Giải tập thể: 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba và 5 giải khuyến khích.
* Cơ cấu giải thưởng
- Giải kỳ:
+ Giải Nhất kỳ: 5.000.000 đồng
+ Giải Nhì kỳ: 3.000.000 đồng
+ Giải Ba kỳ: 2.000.000 đồng
+ Giải Khuyến khích kỳ: 1.000.000 đồng
- Giải thưởng năm
+ Giải cá nhân
++ Giải Nhất năm: 10.000.000 đồng
++ Giải Nhì năm: 7.000.000 đồng
++ Giải Ba năm: 5.000.000 đồng
++ Giải Khuyến khích năm: 2.000.000 đồng
+ Giải tập thể
++ Giải Nhất năm: 15.000.000 đồng
++ Giải Nhì năm: 10.000.000 đồng
++ Giải Ba năm: 7.000.000 đồng
++ Giải Khuyến khích năm: 5.000.000 đồng
Thể lệ cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân” năm 2025? (Hình từ Internet)
Phổ biến, giáo dục pháp luật theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định các nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
- Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.
- Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
- Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
- Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân.
- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức sau:
- Họp báo, thông cáo báo chí.
- Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
- Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
- Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
- Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.