Rằm tháng Giêng 2025 là ngày mấy dương lịch? Rằm tháng Giêng 2025 có phải là ngày lễ lớn không?
Rằm tháng Giêng 2025 là ngày mấy dương lịch?
Rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Đây là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới và là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Rằm tháng Giêng còn được gọi là Lễ Thượng Nguyên, là dịp để người dân đi chùa cầu bình an, sức khỏe, tài lộc cho cả năm.
Rằm tháng Giêng không chỉ là một ngày lễ mang ý nghĩa tâm linh mà còn thể hiện nét đẹp truyền thống trong văn hóa của người Việt.
Mâm cúng rằm tháng Giêng thường gồm bánh chưng, bánh tét, hoa quả, chè xôi, các món chay hoặc mặn tùy theo phong tục từng gia đình.
Theo lịch Vạn niên, rằm tháng Giêng 2025 là ngày 15 tháng 1 năm 2025 âm lịch nhằm ngày 12/02/2025 dương lịch.
Rằm tháng Giêng 2025 là ngày mấy dương lịch? Rằm tháng Giêng 2025 có phải là ngày lễ lớn không? (Hình từ Internet)
Rằm tháng Giêng 2025 có phải là ngày lễ lớn không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định các ngày lễ lớn:
Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định trên, rằm tháng Giêng 2025 không phải là một trong những lễ lớn được quy định chính thức trong các ngày nghỉ lễ của Việt Nam như Tết Nguyên Đán, Quốc khánh hay Giỗ Tổ Hùng Vương.
Đốt vàng mã rằm tháng giêng không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về tổ chức lễ hội:
Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
[...]
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
[...]
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
[...]
Căn cứ khoản 3 Điều 28 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về phòng, chống cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay:
Điều 28. Vi phạm quy định về phòng, chống cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
[...]
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đun nấu, đốt lửa trong cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay mà không được phép hoặc không đúng quy định;
b) Đốt hương, đốt nến, đốt vàng mã trong cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
c) Để vật phẩm nguy hiểm, chất dễ cháy trong cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay không đúng quy định;
[...]
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định nguyên tắc áp dụng:
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với các tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 6; điểm i, k khoản 1 Điều 7; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 8; khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 9; khoản 1, 2 và điểm a, b khoản 5 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm g khoản 5 Điều 11; khoản 1 Điều 12; điểm b, c khoản 1 và điểm a, c khoản 2 Điều 14; khoản 1, 2 và điểm a, d, đ khoản 3, khoản 4, 5 Điều 15; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 16; khoản 1, 2 Điều 17; khoản 1 và điểm a, b, d khoản 2 Điều 18; khoản 1, 2 Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 21; khoản 1, 2 Điều 24; khoản 1, 2, 3 Điều 25; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 26; điểm a, b, đ khoản 1 Điều 27; khoản 1, 2, 3 và điểm a khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 28; khoản 1, 2, 3 Điều 30 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]
Theo đó, người nào có hành vi đốt vàng mã rằm tháng giêng không đúng nơi quy định trong tổ chức lễ hội sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Trường hợp đốt vàng mã trong cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.