Quy định về biện pháp xử lý tài sản bảo đảm

Ban biên tập cho tôi hỏi: Từ năm 2019 quy định như thế nào về biện pháp xử lý tài sản bảo đảm? Mong nhận phản hồi.

 Theo Điều 13 Thông tư 57/2019/TT-BTC (Có hiệu lực ngày 15/10/2019) quy định biện pháp xử lý tài sản bảo đảm như sau:

*Đối tượng xem xét xử lý tài sản bảo đảm:

=> Khách hàng gặp rủi ro do một trong các trường hợp quy định tại Điều 7 Thông tư 57/2019/TT-BTC hoặc theo thỏa thuận giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng với khách hàng tại Hợp đồng nhận nợ bắt buộc và bên bảo đảm tại Hợp đồng bảo đảm khoản nhận nợ bắt buộc đã ký (nếu có).

*Điều kiện xem xét xử lý tài sản bảo đảm: Quỹ bảo lãnh tín dụng được xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ khi

- Thuộc đối tượng xem xét xử lý tài sản bảo đảm;

- Khoản nợ của khách hàng đã được cơ cấu nợ, khoanh nợ, xóa nợ lãi hoặc chưa được cơ cấu nợ, khoanh nợ, xóa nợ lãi nhưng Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định, đánh giá nếu áp dụng biện pháp cơ cấu nợ, khoanh nợ, xóa nợ lãi thì khách hàng cũng không trả được nợ gốc cho Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng cam kết.

*Xử lý phần chênh lệch giữa số tiền thu về từ xử lý tài sản bảo đảm và giá trị sổ sách của khoản nợ (sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật):

- Trường hợp số tiền thu về từ xử lý tài sản bảo đảm cao hơn giá trị sổ sách của khoản nợ: Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện xử lý đối với số dư theo thỏa thuận giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng với khách hàng tại Hợp đồng nhận nợ bắt buộc và bên bảo đảm tại Hợp đồng bảo đảm khoản nhận nợ bắt buộc đã ký (nếu có);

- Trường hợp số tiền thu về từ xử lý tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ: Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm tiếp tục theo dõi, thu hồi đối với phần nợ còn lại (gốc, lãi) theo chế độ quy định hoặc xem xét áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro khác theo quy định tại Thông tư 57/2019/TT-BTC.

Lưu ý: Trường hợp tài sản bảo đảm chung cho khoản vay và khoản được bảo lãnh, việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo thỏa thuận giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và bên nhận bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 34/2018/NĐ-CP.

Trên đây là quy định của pháp luật đối với biện pháp xử lý tài sản bảo đảm.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tiết Cốc Vũ 2025 vào ngày nào? Tiết Cốc Vũ có phải là ngày lễ tết không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu 50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (05/5/1975 - 05/5/2025) năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án kì 1 cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân” năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Thể lệ cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân” năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025) và Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 3 tháng 3 là ngày gì? Ngày 3 tháng 3 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 3 năm 2025 có các ngày lễ nào? Người lao động được nghỉ ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 28 tháng 2 là ngày gì? Ngày 28 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 26 tháng 2 là ngày gì? Ngày 26 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;