Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật để tiêu thụ nội địa (bao gồm sản phẩm động vật nhập khẩu)?

Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật để tiêu thụ nội địa (bao gồm sản phẩm động vật nhập khẩu)? Quy định sử dụng Tem vệ sinh thú y như thế nào? Quy định về dấu kiểm soát giết mổ thú y như thế nào?

Mong Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

1. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật để tiêu thụ nội địa (bao gồm sản phẩm động vật nhập khẩu)?

Căn cứ Điều 29 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT quy định mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật để tiêu thụ nội địa (bao gồm sản phẩm động vật nhập khẩu):

1. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật theo hướng dẫn như Hình 18 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tem có hình dáng, kích thước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 của Thông tư này, các đường thẳng có bề rộng 1 mm mầu xanh đậm. Nền tem màu trắng, chữ xanh đậm;
b) Tem được chia thành 3 phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 của Thông tư này;
c) Góc trái phần trên có biểu tượng kiểm dịch động vật, đường kính của biểu tượng là 10,5-13mm. Bên phải ở phần trên in tên của cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ……….”, phông chữ Arial, cỡ chữ 10-14 và nét đậm; trường hợp tên đơn vị quá dài, viết tắt tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh;
d) Phần giữa của tem theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 của Thông tư này;
đ) Phần dưới của tem theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Thông tư này.
2. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật phải xử lý vệ sinh thú y theo hướng dẫn như Hình 19 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tem có hình dáng, kích th­ước, nội dung phần trên và phần dưới theo quy định tại các khoản điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều này;
b) Phần giữa của tem theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 của Thông tư này.
3. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật phải tiêu huỷ theo hướng dẫn như Hình 20 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tem có hình dáng, kích th­ước, nội dung phần trên và phần dưới theo quy định tại các điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều này;
b) Phần giữa của tem theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 28 của Thông tư này.

2. Quy định sử dụng Tem vệ sinh thú y như thế nào? 

Tại Điều 30 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT quy định mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật để tiêu thụ nội địa (bao gồm sản phẩm động vật nhập khẩu):

1. Tem vệ sinh thú y chỉ được sử dụng đối với thân thịt hoặc sản phẩm động vật được bao gói kín, cụ thể như sau:
a) Tại cơ sở giết mổ: Đối với thân thịt không đóng dấu kiểm soát giết mổ theo quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 32 của Thông tư này hoặc phủ tạng đỏ như tim, gan, thận và phụ phẩm sử dụng làm thực phẩm;
b) Tại cơ sở sơ chế sản phẩm động vật thuộc cơ sở giết mổ: Đối với sản phẩm động vật được pha lóc, sơ chế từ thân thịt, thịt mảnh, thịt miếng đã qua kiểm soát giết mổ nhưng không thực hiện đóng dấu kiểm soát giết mổ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 của Thông tư này.
2. Tem vệ sinh thú y được dán trên bao bì hoặc được bỏ vào giữa hai lớp bao bì chứa đựng sản phẩm.
3. Phải đóng dấu của cơ quan thú y thực hiện kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y khi sử dụng trên tem vệ sinh thú y.

3. Quy định về dấu kiểm soát giết mổ thú y như thế nào?

Theo Điều 31 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT quy định về dấu kiểm soát giết mổ, như sau:

1. Chữ khắc trên dấu phải là chữ in hoa, phông chữ Arial; trường hợp tên đơn vị quá dài, được viết tắt tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh.
2. Thành phần mực dấu phải sử dụng phẩm màu trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế; mầu mực phải đậm, khi đóng không nhòe; mực dấu đóng trên thân thịt bảo đảm không làm biến đổi chất lượng của thịt, sản phẩm động vật và không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng.
3. Mực dấu mầu đỏ sử dụng cho mẫu dấu quy định tại các Điều 14, 15,16, 17, 18, 19, 20, 21 của Thông tư này.
4. Mực dấu mầu tím sử dụng cho mẫu dấu quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27 của Thông tư này.
5. Trường hợp da của động vật có mầu tối, có thể sử dụng các loại dấu chín (dấu nhiệt) có hình dáng, kích thước, nội dung theo quy định về mẫu dấu tại Thông tư này hoặc sử dụng hình thức đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định tại Điều 33 của Thông tư này.
6. Sử dụng các mẫu dấu dùng cho gia cầm để đóng dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt lợn sữa, thỏ.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Ban hành Thông tư 30 về 04 chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam từ 01/7/2024?
lawnet.vn
Thuốc bảo vệ thực vật nào được phép sử dụng tại Việt Nam?
lawnet.vn
Bãi bỏ quy định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ Quy chuẩn kỹ thuật theo thủ tục, quy trình rút ngắn từ 18/7/2023?
lawnet.vn
Bộ Khoa học và Công nghệ phân cấp cho đơn vị nào thực hiện thanh lý hợp đồng kể từ ngày 30/6/2023?
lawnet.vn
Thời hạn có giá trị của Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là bao lâu?
lawnet.vn
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi gồm các nội dung nào?
lawnet.vn
Hình thức nộp hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật gồm những hình thức nào?
lawnet.vn
Bao lì xì in hình quốc huy Việt Nam có vi phạm pháp luật không?
lawnet.vn
Chế độ chính sách khi tham gia bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia đối với lực lượng bảo vệ và đối với cơ quan tổ chức, cá nhân là gì?
lawnet.vn
Lực lượng bảo vệ của cơ quan tổ chức quản lý công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do ai quyết định thành lập?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;