Xây dựng thang lương, bảng lương cho người lao động làm việc trong điều kiện độc hại

Tôi là chủ một doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, ngoài mức lương cơ bản, doanh nghiệp tôi có trả thêm lương cho các công nhân sản xuất làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại. Xin luật sư tư vấn giúp: Việc xây dựng thang lương, bảng lương cho người lao động trong trường hợp này được quy định như thế nào? (Nguyễn Mạnh Trinh)

Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về tiền lương quy định như sau: Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

Tại điểm c, khoản 3 điều 7 quy định: Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó, mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.

Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

Như vậy, trong trường hợp của ông, việc xây dựng thang - bảng lương cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại được căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của doanh nghiệp và phải tuân theo các nguyên tắc như đã trích dẫn ở trên.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động tham gia BHXH tự nguyện mắc bệnh nào thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức trúng tuyển không phải thực hiện chế độ tập sự trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội là ai? Có quyền và trách nhiệm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2026 có cấp Sổ bảo hiểm xã hội bản giấy nữa không? Người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? Từ ngày 01/7/2025, đối tượng nào tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đi làm vào lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 được tính lương thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường năm 2025 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động là bao lâu?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, bổ sung trường hợp nghỉ hưởng chế độ thai sản cho trường hợp thai ngoài tử cung?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì được hưởng các chế độ nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;