Tôi hiện là giáo viên tiếng anh, vừa qua tôi có nộp đơn vào làm giáo viên tiếng anh tại 1 trung tâm ảnh ngữ có tiếng tại Sài Gòn (xin phép được dấu tên). Trong tin tuyển dụng, phía trung tâm có yêu cầu giáo viên phải nộp bằng gốc đại học hoặc đặt cọc 10 triệu nếu được nhận vào làm chính thức. Xin hỏi trung tâm anh ngữ có được quyền yêu cầu giáo viên đóng tiền cọc khi tuyển dụng không?

"> Tôi hiện là giáo viên tiếng anh, vừa qua tôi có nộp đơn vào làm giáo viên tiếng anh tại 1 trung tâm ảnh ngữ có tiếng tại Sài Gòn (xin phép được dấu tên). Trong tin tuyển dụng, phía trung tâm có yêu cầu giáo viên phải nộp bằng gốc đại học hoặc đặt cọc 10 triệu nếu được nhận vào làm chính thức. Xin hỏi trung tâm anh ngữ có được quyền yêu cầu giáo viên đóng tiền cọc khi tuyển dụng không?

">

Trung tâm anh ngữ có được quyền yêu cầu giáo viên đóng tiền cọc khi tuyển dụng không?

Tôi hiện là giáo viên tiếng anh, vừa qua tôi có nộp đơn vào làm giáo viên tiếng anh tại 1 trung tâm ảnh ngữ có tiếng tại Sài Gòn (xin phép được dấu tên). Trong tin tuyển dụng, phía trung tâm có yêu cầu giáo viên phải nộp bằng gốc đại học hoặc đặt cọc 10 triệu nếu được nhận vào làm chính thức. Xin hỏi trung tâm anh ngữ có được quyền yêu cầu giáo viên đóng tiền cọc khi tuyển dụng không?

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Điều 20 Bộ luật Lao động 2012 quy định về Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Như vậy, pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động giữ văn bằng, chứng chỉ gốc cũng như yêu cầu người lao động nộp tiền để giao kết hợp đồng. Do đó, việc trung tâm anh ngữ mà bạn nói giữ bằng gốc hoặc bắt nhân viên nộp 10 triệu để được nhận vào làm việc là vi phạm pháp luật.

Mức xử phạt: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

...

Tóm lại: Người sử dụng lao động không được giữ giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ gốc hoặc bắt người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Mức phạt đối với mỗi hành vi này là từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức thi tuyển cán bộ, công chức trên máy tính từ 01/5/2025 được thực hiện thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, công chức được xét nâng ngạch công chức khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các ngày nghỉ lễ trong tháng 4/2025 người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Thanh minh vào ngày nào 2025? Tết Thanh minh có phải là ngày lễ lớn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết hàn thực 2025 là ngày nào? Tết hàn thực có phải là ngày lễ lớn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuyển dụng CCVC, thi nâng ngạch công chức: Trường hợp nào thí sinh bị cảnh cáo, đình chỉ thi, hủy kết quả?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Thông tư 001/2025/TT-BNV về Nội quy và Quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghỉ hè có tính thời gian tập sự của giáo viên không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 3 năm 2025 có các ngày lễ nào? Người lao động được nghỉ ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn viên không đóng đoàn phí thì có bị khai trừ công đoàn không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;