Thời gian nghỉ hằng năm của người lao động được quy định như thế nào?

Chào anh chị, cho em hỏi công ty của em thường có thông lệ sẽ họp giao ban vào thứ 7 hằng tuần, mỗi lần đi họp có thể kéo dài từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ khiến công việc ngày đó bị đình trệ. Vậy cho em hỏi thời gian đi họp giao ban có được tính là thời giờ làm việc có tính lương hay không?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

"> Thời gian nghỉ hằng năm của người lao động được quy định như thế nào?

Chào anh chị, cho em hỏi công ty của em thường có thông lệ sẽ họp giao ban vào thứ 7 hằng tuần, mỗi lần đi họp có thể kéo dài từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ khiến công việc ngày đó bị đình trệ. Vậy cho em hỏi thời gian đi họp giao ban có được tính là thời giờ làm việc có tính lương hay không?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

">

Thời gian đi họp giao ban có được tính là thời giờ làm việc được hưởng lương của người lao động?

Thời gian đi họp giao ban có được tính là thời giờ làm việc được hưởng lương của người lao động? Pháp luật có bắt buộc phải cho người lao động nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật? Thời gian nghỉ hằng năm của người lao động được quy định như thế nào?

Chào anh chị, cho em hỏi công ty của em thường có thông lệ sẽ họp giao ban vào thứ 7 hằng tuần, mỗi lần đi họp có thể kéo dài từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ khiến công việc ngày đó bị đình trệ. Vậy cho em hỏi thời gian đi họp giao ban có được tính là thời giờ làm việc có tính lương hay không?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Thời gian đi họp giao ban có được tính là thời giờ làm việc được hưởng lương của người lao động?

Tại Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương như sau:

1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.

2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.

3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.

4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.

5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.

6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.

7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.

8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.

9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.

10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật quy định trong thời gian hội họp do yêu cầu của người sử dụng lao động thì thời gian này vẫn được xem là thời giờ làm việc được hưởng lương. Chính vì vậy, nếu thời gian đi họp giao ban là do yêu cầu từ phía công ty bạn thì thời gian này bạn vẫn được xem là thời gian làm việc.

Hình từ Internet

Pháp luật có bắt buộc phải cho người lao động nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật?

Tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thời gian nghỉ hằng tuần như sau:

1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo đó, pháp luật không bắt buộc phải cho người lao động nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật, người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

Thời gian nghỉ hằng năm của người lao động được quy định như thế nào?

Tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thời gian nghỉ hằng năm của người lao động như sau:

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Như vậy, thời gian nghỉ hằng năm của người lao động được thực hiện theo quy định trên.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức thi tuyển cán bộ, công chức trên máy tính từ 01/5/2025 được thực hiện thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, công chức được xét nâng ngạch công chức khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các ngày nghỉ lễ trong tháng 4/2025 người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Thanh minh vào ngày nào 2025? Tết Thanh minh có phải là ngày lễ lớn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết hàn thực 2025 là ngày nào? Tết hàn thực có phải là ngày lễ lớn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuyển dụng CCVC, thi nâng ngạch công chức: Trường hợp nào thí sinh bị cảnh cáo, đình chỉ thi, hủy kết quả?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Thông tư 001/2025/TT-BNV về Nội quy và Quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghỉ hè có tính thời gian tập sự của giáo viên không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 3 năm 2025 có các ngày lễ nào? Người lao động được nghỉ ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn viên không đóng đoàn phí thì có bị khai trừ công đoàn không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;