Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và sa thải theo Bộ luật Lao động năm 2012

Chúng tôi gặp khó khăn khi áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp này vì thủ tục quá phức tạp. Với những doanh nghiệp có 5-7 nghìn lao động, hàng tháng có khoảng 250 – 500 lao động bỏ việc theo kiểu tự nhiên biến mất. Những doanh nghiệp có trên 1,000 lao động thì hàng tháng cũng có khoảng 50 người tự nhiên biến mất. Những lao động phổ thông bậc thấp này ở trọ, dùng sim rác, đổi chỗ ở và chỗ làm việc liên tục. Chúng tôi hy vọng rằng doanh nghiệp có thể căn cứ vào điều luật nào đó để có thể xử lý các trường hợp này một cách đơn giản, hiệu quả, không gây mất thời gian cho doanh nghiệp. 1. Khi nào thì có thể coi là Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật? 2. Khi người lao động tự ý bỏ việc không đến công ty làm, không viết đơn xin phép nghỉ, doanh nghiệp không thể liên hệ được với người lao động thì có được coi là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật không? (có hay không?) 3. Trong trường hợp 2 nêu trên thì công ty có nhất thiết phải xử lý kỷ luật người lao động bằng hình thức cao nhất là sa thải không?

1. Khi nào có thể coi là Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật?

Người lao động bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật khi vi phạm các quy định của pháp luật lao động quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012.

Theo quy định tại Điều 37 nói trên, việc thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động phải đáp ứng một số điều kiện phụ thuộc vào loại hợp đồng lao động, cụ thể như sau:

- Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn: người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải có một trong các lý do nêu tại điểm a,b,c,d,đ,e,g khoản 1 Điều 37 và tuân thủ thời hạn báo trước tương ứng với các lý do đó tại khỏan 2 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012.

- Đối với hợp đồng không xác định thời hạn: người lao động chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày làm việc bằng văn bản.

Như vậy, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật khi không tuân thủ các điều kiện nêu trên căn cứ vào Điều 37 Bộ luật Lao động 2012.

2. Khi người lao động tự ý bỏ việc không đến công ty làm, không viết đơn xin phép nghỉ, doanh nghiệp không thể liên hệ được với người lao động thì có được coi là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật không?

Thông thường, khi người lao động đơn phương xin nghỉ việc phải có đơn xin nghỉ việc bằng văn bản và được sự xác nhận của người sử dụng lao động. Sự xác nhận của người sử dụng lao động là căn cứ để tính thời gian báo trước cho người lao động. Nếu chưa có căn cứ để xác định thời điểm người lao động nghỉ việc thì chưa thể coi đó trường hợp người lao động tự ý bỏ việc. Vì vậy, khi người lao động tự ý bỏ việc, bỏ việc không đến công ty làm, không viết đơn xin phép nghỉ, doanh nghiệp không thể liên hệ được với người lao động thì chưa được coi là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Trong trường hợp này, công ty cần có các chứng cứ, biên bản chứng minh xác định chính xác ý định muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.

3. Đối với việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải căn cứ theo Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012

Tại khoản 3, Điều 126 này, người sử dụng lao động chỉ có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động nếu có chứng cứ chứng minh được hai vấn đề: thứ nhất, người lao động đã tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm; thứ hai, người lao động đã không cung cấp được lý do nghỉ việc, hoặc nghỉ việc mà không có lý do chính đáng như thiên tai, hỏa họan, bản thân hoặc thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động. Như vậy, đối với trường hợp bạn hỏi, người lao động tự ý bỏ việc không đến công ty làm, không viết đơn xin phép nghỉ, doanh nghiệp không thể liên hệ được với người lao động thì công ty vẫn phải có chứng cứ chứng minh hai điều kiện trên trước khi xử lý kỷ luật sa thải người lao động. Nếu công ty không chứng minh được hai điều kiện trên mà vẫn tiến hành xử lý kỷ luật sa thải người lao động vì lý do tự ý bỏ việc là vi pháp pháp luật.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tai nạn lao động là gì? Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 11 tháng 11 là ngày gì? Ngày 11/11/2024 là ngày bao nhiêu âm? Người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương không?
Hỏi đáp Pháp luật
11 Ngày tết ở Việt Nam? Người lao động nước ngoài được nghỉ ngày tết ở Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những người lao động nào đủ tuổi nghỉ hưu trong tháng 11 và tháng 12 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Dương lịch 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Trùng Thập là gì? Tết Trùng Thập 2024 là ngày nào? Người lao động có được nghỉ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm tháng 10 năm 2024 đầy đủ, chi tiết nhất? Tháng 10 âm 2024 người lao động có ngày nào nghỉ làm việc hưởng nguyên lương không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;