Phối hợp thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như thế nào?

Phối hợp thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như thế nào?

Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em đang tìm hiểu một vài quy định về an toàn lao động. Có một vài thắc mắc mong được các anh chị giải đáp giúp. Anh chị cho em hỏi: Phối hợp thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như thế nào? Rất mong nhận đượ câu trả lời của các anh chị! Em xin cám ơn.

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì phối hợp thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn, vệ sinh lao động; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang thông báo kế hoạch thanh tra an toàn, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực này về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi tổ chức thanh tra để phối hợp triển khai.

3. Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thanh tra đột xuất về an toàn, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 2 Điều 43 Nghị định 39/2016/NĐ-CP trong những trường hợp sau đây:

a) Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;

b) Khi có phát hiện các nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động gây tai nạn hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động;

c) Theo đề nghị của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

4. Các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trong trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của mình thì mời đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham gia; gửi kết quả kiểm tra, kiến nghị cho Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xử lý, giải quyết kết quả kiểm tra, kiến nghị về an toàn, vệ sinh lao động của các bộ, cơ quan ngang bộ theo thẩm quyền; thông báo kết quả cho cơ quan gửi kiến nghị.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành thuộc địa phương trong thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương.

Phối hợp thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện theo quy định Điều 43 Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn vệ sinh lao động.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động tham gia BHXH tự nguyện mắc bệnh nào thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức trúng tuyển không phải thực hiện chế độ tập sự trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội là ai? Có quyền và trách nhiệm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2026 có cấp Sổ bảo hiểm xã hội bản giấy nữa không? Người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? Từ ngày 01/7/2025, đối tượng nào tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đi làm vào lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 được tính lương thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường năm 2025 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động là bao lâu?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, bổ sung trường hợp nghỉ hưởng chế độ thai sản cho trường hợp thai ngoài tử cung?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;