Người nước ngoài giao kết hợp đồng lao động bằng Tiếng Việt hay tiếng nước ngoài?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 26/09/2023

Cho tôi hỏi hợp đồng lao động với người nước ngoài thì giao kết bằng Tiếng việt hay nước ngoài? Câu hỏi từ anh Trịnh (Hà Nội)

    • Hợp đồng lao động với người nước ngoài thì giao kết bằng Tiếng việt hay nước ngoài?

      Căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định hợp đồng lao động:

      Hợp đồng lao động

      1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

      Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

      2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

      Căn cứ Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:

      Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

      1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

      2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

      Như vậy, hợp đồng lao động với người nước ngoài có thể được giao kết bằng Tiếng Việt hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên và theo quy định của pháp luật.

      Ngoài ra, việc giao kết hợp đồng lao động với người nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

      - Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

      - Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

      Người nước ngoài giao kết hợp đồng lao động bằng Tiếng Việt hay tiếng nước ngoài? (Hình từ Internet)

      Hợp đồng lao động với người nước ngoài phải có các nội dung chủ yếu nào?

      Căn cứ Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định nội dung hợp đồng lao động:

      Nội dung hợp đồng lao động

      1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

      a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

      b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

      c) Công việc và địa điểm làm việc;

      d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

      đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

      e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

      g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

      h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

      i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

      k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

      ...

      Như vậy, hợp đồng lao động với người nước ngoài phải có các nội dung chủ yếu sau:

      (1) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

      (2) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

      (3) Công việc và địa điểm làm việc;

      (4) Thời hạn của hợp đồng lao động;

      (5) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

      (6) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

      (7) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

      (8) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

      (9) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

      (10) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

      Người lao động nước ngoài cư trú tại Việt Nam có đóng thuế thu nhập cá nhân không?

      Ngày 12/06/2023, Cục Thuế TP Hà Nội ban hành Công văn 40822/CTHN-TTHT năm 2023' onclick="vbclick('8B069', '395371');" target='_blank'>Công văn 40822/CTHN-TTHT năm 2023 trả lời vướng mắc về xác định cá nhân cư trú là người lao động nước ngoài đóng thuế Thu nhập cá nhân cụ thể như sau:

      Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

      Người nộp thuế

      1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

      a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

      Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

      b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

      b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:

      b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

      b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

      b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:

      b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.

      b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

      Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

      Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.

      Như vậy, người lao động người nước ngoài đáp ứng một trong các điều kiện quy định trên thì được xác định là cá nhân cư trú và có trách nhiệm nộp Thuế thu nhập cá nhân.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn