Không được chấm dứt HĐ khi người lao động mang thai

Xin cho hỏi, người lao động đang mang thai bị chấm dứt hợp đồng có vi phạm pháp luật hay không?

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 39 và Khoản 3 Điều 111 Bộ luật lao động thì người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Đồng thời, tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995 đã được sửa đổi bổ sung tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 2/4/2003 của Chính phủ quy định, trong trường hợp người lao động nữ vi phạm kỷ luật lao động, thì cũng không được xử lý kỷ luật lao động khi người đó đang trong thời gian có thai; nghỉ thai sản; nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Như vậy nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải đối với người lao động nữ trong thời gian đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi là trái pháp luật. Trường hợp phải nhận người lao động trở lại làm việc Tại Khoản 1, Điều 41 Bộ luật Lao động quy định, trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định nêu trên, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có). Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường và trợ cấp nêu trên, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy, trong thời gian đang mang thai mà công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng đối bạn trái pháp luật. Bạn có quyền yêu cầu công ty nhận bạn trở lại làm việc. Thời gian mang thai, sinh con, bạn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Nếu công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho bà, hoặc nợ bảo hiểm xã hội dẫn đến việc bà không được cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả chế độ thai sản thì công ty phải có trách nhiệm thanh toán cho bạn chế độ đó.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động tham gia BHXH tự nguyện mắc bệnh nào thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức trúng tuyển không phải thực hiện chế độ tập sự trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội là ai? Có quyền và trách nhiệm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2026 có cấp Sổ bảo hiểm xã hội bản giấy nữa không? Người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? Từ ngày 01/7/2025, đối tượng nào tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đi làm vào lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 được tính lương thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường năm 2025 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động là bao lâu?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, bổ sung trường hợp nghỉ hưởng chế độ thai sản cho trường hợp thai ngoài tử cung?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì được hưởng các chế độ nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;