Có được xử lý kỷ luật lao động nữ trong thời gian đang mang thai hay không?

Bạn đọc có số 0988** hỏi: HĐLĐ của tôi đến tháng 7.2017 kết thúc và tôi đang có thai đến tháng thứ 7. Tôi có sai phạm khi thu tiền bán vé tại trạm thu phí giao thông đường bộ. Công ty tạm đình chỉ công việc của tôi. Tôi có bị xử lý kỷ luật lao động (KLLĐ) gì không?

Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật lao động 2012 thì: 

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Khoản 2 Điều 32 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định: 

Người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố;

b) Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;

c) Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.

Khoản 4 Điều 123 Bộ luật lao động 2012 quy định: 

Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;

d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Điều 124 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời hiệu xử lý KLLĐ:

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.

2. Khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 123, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Khi hết thời gian quy định tại điểm d khoản 4 Điều 123, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

3. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Do bạn đang mang thai ở tháng thứ 7, nên cho đến khi con bạn chưa đủ 12 tháng tuổi, thì Công ty không thể tiến hành xử lý KLLĐ và yêu cầu bồi thường đối với bạn. Công ty  phải chờ sau khi con bạn đủ 12 tháng tuổi thì sẽ còn 60 ngày để tiến hành xử lý KLLĐ. Tuy nhiên, do HĐLĐ của bạn đến tháng 7.2017 đã hết hạn, nên việc họp xét KLLĐ chỉ được tiến hành nếu tại thời điểm đó bạn còn tiếp tục làm việc tại Công ty. Tuy nhiên, nếu bạn không còn làm việc tại Công ty thì Công ty có thể khởi kiện dân sự yêu cầu bạn bồi thường do những thiệt hại gây ra, hoặc có thể chuyển hồ sơ cho cơ quan công an xem xét để điều tra về dấu hiệu vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, bạn vẫn được tạm ứng tiền lương.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tai nạn lao động là gì? Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 11 tháng 11 là ngày gì? Ngày 11/11/2024 là ngày bao nhiêu âm? Người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương không?
Hỏi đáp Pháp luật
11 Ngày tết ở Việt Nam? Người lao động nước ngoài được nghỉ ngày tết ở Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những người lao động nào đủ tuổi nghỉ hưu trong tháng 11 và tháng 12 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Dương lịch 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Trùng Thập là gì? Tết Trùng Thập 2024 là ngày nào? Người lao động có được nghỉ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm tháng 10 năm 2024 đầy đủ, chi tiết nhất? Tháng 10 âm 2024 người lao động có ngày nào nghỉ làm việc hưởng nguyên lương không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;