Chế độ cho người lao động khi làm việc trong môi trường không đảm bảo

Em muốn được luật sư tư vấn về lĩnh vực môi trường lao động. Em có 1 số nội dung nhờ luật sư tư vấn giúp: 1. Nếu đo môi trường lao động định kỳ có yếu tố vượt quá quy định theo 3733 thì người sử dụng lao động phải làm gì, người lao động được hưởng gì? 2. Tra cứu những văn bản về lĩnh vực lao động: ngành nghề hộc hại, chế độ được hưởng ... những văn bản nào điều tiết ạ 3. Nếu có vấn đề cần trợ giúp mà gửi mail thì theo địa chỉ nào ạ? Em chờ được luật sư giải đáp giúp, em cám ơn ạ!

Chào chị Nguyệt,    
Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH có quy định về trợ cấp bằng hiện vật, các đối tượng được trợ cấp phải thỏa mãn 2 điều kiện sau:  
a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;    
b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.    
Như vậy nếu môi trường lao động bên chị có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại thì những lao động nào làm công việc nặng nhọc độc hại (đã được chi trả lương cao hơn ít nhất 5%) phải được trợ cấp thêm bằng hiện vật theo Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.    
Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:    
- Mức 1: 10.000 đồng;    
- Mức 2: 15.000 đồng;    
- Mức 3: 20.000 đồng;    
- Mức 4: 25.000 đồng    
Danh mục công việc năng nhọc độc hại gồm có: 
1. Quyết định 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành ngày 18/9/2003.  
2. Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995,  
3. Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996,  
4. Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996,  
5. Quyết định 190/1999/QĐ-LĐTBXH ngày 03/3/1999,  
6. Quyết định 1580/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 26/12/2000 và về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm  
7. Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức bị kỷ luật khiển trách thì thời gian nâng lương bị kéo dài bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 17/9/2024, cán bộ công đoàn được cộng điểm ưu tiên khi thi công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm từ ngày 08/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, mức trợ cấp tuất một lần khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giao thừa tết âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được nghỉ tết âm lịch 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mùng 1 Tết âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động được nghỉ tết âm lịch bao nhiêu ngày?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;