Tết Thanh minh vào ngày nào 2025? Tết Thanh minh có phải là ngày lễ lớn không?

Tết Thanh minh vào ngày nào 2025? Tết Thanh minh có phải là ngày lễ lớn không? Trường hợp nào người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương?

Tết Thanh minh vào ngày nào 2025?

Tết Thanh Minh là một ngày lễ truyền thống quan trọng ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Ngày này thường diễn ra vào khoảng đầu tháng 4 dương lịch, sau tiết Xuân phân 15 ngày, tức vào ngày mùng 4 hoặc mùng 5 tháng 4 dương lịch hàng năm.

Tết Thanh Minh là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo, tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, những người đã khuất. Vào ngày tết thanh minh con cháu cùng nhau đi tảo mộ, dọn dẹp phần mộ của người thân, thắp hương và dâng lễ vật để cầu mong sự an lành, bình an cho gia đình. Ngoài ra, Tết Thanh Minh còn là lúc gia đình sum họp, con cháu thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn".

Tết Thanh Minh không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Đây là dịp để con cháu báo hiếu, thể hiện lòng biết ơn và kết nối tình cảm gia đình.

Như vậy, Tết Thanh minh 2025 là ngày 4/4/2025 nhằm vào thứ Sáu ngày 7/3/2025 Âm lịch.

Lưu ý: Tết Thanh minh vào ngày nào 2025? chỉ mang tính chất tham khảo!

Tết Thanh minh vào ngày nào 2025? Tết Thanh minh có phải là ngày lễ lớn không?

Tết Thanh minh vào ngày nào 2025? Tết Thanh minh có phải là ngày lễ lớn không? (Hình từ Internet)

Tết Thanh minh có phải là ngày lễ lớn không?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định các ngày lễ lớn:

Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về ngày nghỉ lễ như sau:

Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, Tết Thanh minh không phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam và ngày này người lao động sẽ không được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.

Trường hợp nào người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương?

Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo quy định trên, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương các ngày sau:

- Kết hôn: nghỉ 03 ngày

- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày

Lưu ý: Người lao động phải báo cáo lý do nghỉ việc riêng cho người sử dụng lao động biết và được người sử dụng lao động đồng ý.

Người sử dụng lao động không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng thì có thể bị phạt tiền.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;