Nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc ra sao?

Nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc ra sao? Nội dung kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc là gì? Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc như thế nào? Xác định Mục tiêu và biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc như thế nào?

Nhờ giải đáp giúp tôi, tôi cảm ơn.

Nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc ra sao?

Tại Điều 3 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc như sau:

Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định tại Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

1. Thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;

2. Phải có người hoặc bộ phận được phân công chịu trách nhiệm về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải quy định việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đến từng tổ, đội, phân xưởng;

3. Lưu hồ sơ về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phù hợp quy định Luật An toàn, vệ sinh lao động, các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định này và quy định pháp luật chuyên ngành;

4. Công khai kết quả kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động được biết;

5. Có quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm phù hợp với Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động, các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định này và quy định pháp luật chuyên ngành.

Theo đó, việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc được thực hiện theo nguyên tắc trên.

Hình từ Internet

Nội dung kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc là gì?

Tại Điều 4 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về nội dung kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc như sau:

1. Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

2. Xác định Mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

3. Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

Nội dung kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc được thực hiện theo quy định nêu trên.

Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc như thế nào?

Tại Điều 5 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc như sau:

1. Phân tích đặc Điểm Điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan và kết quả kiểm tra nơi làm việc.

2. Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc.

3. Trường hợp không nhận diện, đánh giá được đầy đủ, chính xác bằng cảm quan thì phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Xác định Mục tiêu và biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc như thế nào?

Tại Điều 6 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về xác định Mục tiêu và biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc như sau:

1. Căn cứ vào việc nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, người sử dụng lao động xác định Mục tiêu và các biện pháp phù hợp để phòng, chống tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Loại trừ các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu;

b) Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật và áp dụng các biện pháp tổ chức, hành chính (thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng nội quy, quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động).

2. Xác định rõ thời gian, địa Điểm và nguồn lực để thực hiện Mục tiêu, biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

Xác định Mục tiêu và biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc được thực hiện như trên.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, bổ sung trường hợp nghỉ hưởng chế độ thai sản cho trường hợp thai ngoài tử cung?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì được hưởng các chế độ nào?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, bổ sung trường hợp hưởng chế độ ốm đau của đối tượng tham gia BHXH bắt buộc?
lawnet.vn
Thông tư 07/2024/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 73/2024/NĐ-CP về tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?
lawnet.vn
Người lao động có được hưởng lương hưu khi định cư nước ngoài không?
lawnet.vn
Mức phụ cấp hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu?
lawnet.vn
Có được xử lý kỷ luật người lao động bằng hình thức cắt lương không?
lawnet.vn
Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần có tăng theo lương cơ sở không?
lawnet.vn
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng 1 của viên chức hành chính?
lawnet.vn
Nghị định 75/2024/NĐ-CP quy định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng mới nhất 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;