Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động chưa thành niên làm các công việc gì?

Người lao động chưa thành niên bao gồm những đối tượng nào? Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động chưa thành niên làm các công việc gì? Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên là bao nhiêu?

Người lao động chưa thành niên bao gồm những đối tượng nào?

Theo Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 quy định về lao động chưa thành niên cụ thể như sau:

Lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.

Như vậy, người lao động chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi và mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có công việc được làm khác nhau. Căn cứ theo quy định trên thì người lao động chưa thành niên được bao gồm những đối tượng như sau:

- Người lao động chưa đủ 13 tuổi.

- Người lao động từ đủ 13 đến dưới 15.

- Người lao động từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi.

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động chưa thành niên làm các công việc gì? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động chưa thành niên làm các công việc gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 143 Bộ Luật Lao động 2019, người lao động chưa thành niên được làm các công việc sau:

- Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm các công việc bình thường trừ các công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ Luật Lao động 2019

- Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

- Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, người sử dụng lao động chưa thành niên phải tuân theo quy định về giờ giấc làm việc của lao động chưa thành niên được quy định tại Điều 146 Bộ Luật Lao động 2019 như sau:

- Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

- Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc của người chưa thành niên cụ thể như sau:

Thời giờ làm việc của người chưa thành niên

1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Như vậy, thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên được pháp luật quy định, cụ thể:

- Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

- Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo pháp luật quy định.

Xem thêm danh sách bài mới cập nhật:>>>

Doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh khi nào? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá?

Đã có Thông tư 8 hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn già yếu đã nghỉ việc?

Giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ được trả trong bao lâu?

Chi tiết bảng lương công chức chuyên ngành thuế khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng là bao nhiêu?

Lương cơ sở tăng thì người hướng dẫn tập sự viên chức được nhận phụ cấp trách nhiệm bao nhiêu?

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, bổ sung trường hợp nghỉ hưởng chế độ thai sản cho trường hợp thai ngoài tử cung?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì được hưởng các chế độ nào?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, bổ sung trường hợp hưởng chế độ ốm đau của đối tượng tham gia BHXH bắt buộc?
lawnet.vn
Thông tư 07/2024/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 73/2024/NĐ-CP về tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?
lawnet.vn
Người lao động có được hưởng lương hưu khi định cư nước ngoài không?
lawnet.vn
Mức phụ cấp hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu?
lawnet.vn
Có được xử lý kỷ luật người lao động bằng hình thức cắt lương không?
lawnet.vn
Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần có tăng theo lương cơ sở không?
lawnet.vn
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng 1 của viên chức hành chính?
lawnet.vn
Nghị định 75/2024/NĐ-CP quy định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng mới nhất 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;