Mức xử phạt đối với hành vi tham gia đình công bất hợp pháp của người lao động?

Cho tôi hỏi mức xử phạt đối với hành vi tham gia đình công bất hợp pháp của người lao động? Câu hỏi từ chị Lan (Bình Dương)

Trường hợp nào người lao động có quyền đình công?

Căn cứ quy định Điều 199 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trường hợp người lao động có quyền đình công như sau:

Trường hợp người lao động có quyền đình công

Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:

1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;

2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

Như vậy, người lao động có quyền đình công trong các trường hợp sau đây:

- Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;

- Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

Mức xử phạt đối với hành vi tham gia đình công bất hợp pháp của người lao động? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào được xem là đình công bất hợp pháp?

Căn cứ quy định Điều 204 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trường hợp đình công bất hợp pháp như sau:

Trường hợp đình công bất hợp pháp

1. Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.

2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.

3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.

4. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.

5. Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.

6. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.

Như vậy, các trường hợp dưới đây được xem là đình công bất hợp pháp:

- Không thuộc trường hợp được đình công quy định.

- Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.

- Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định.

- Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

- Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại nơi sử dụng lao động không được đình công.

- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Mức xử phạt đối với hành vi tham gia đình công bất hợp pháp của người lao động?

Căn cứ Điều 217 Bộ luật Lao động 2019 quy định xử lý vi phạm như sau:

Xử lý vi phạm

...

2. Khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc; nếu người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

3. Người lợi dụng đình công gây mất trật tự, an toàn công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người lao động đình công khi có quyết định của Tòa án là cuộc đình công bất hợp pháp thì người lao động phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc.

Trường hợp người lao động không ngừng đình công thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Cụ thể như sau:

(1) Người lao động có thể bị xử lý kỷ luật lao động bằng các hình thức sau: (Quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019)

- Khiển trách.

- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

- Cách chức.

- Sa thải.

(2) Người lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

(3) Người lao động có các hành vi sau thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

- Người lợi dụng đình công gây mất trật tự, an toàn công cộng thì phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng (quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

- Đình công làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (quy định tại điểm c khoản 2 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

- Người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

- Người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 (quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Lưu ý: Nếu các hành vi đình công bất hợp pháp gây hậu quả nghiêm trọng, đủ yếu tố để cấu thành tội phạm thì người lao động sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP và khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, bổ sung trường hợp nghỉ hưởng chế độ thai sản cho trường hợp thai ngoài tử cung?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì được hưởng các chế độ nào?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, bổ sung trường hợp hưởng chế độ ốm đau của đối tượng tham gia BHXH bắt buộc?
lawnet.vn
Thông tư 07/2024/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 73/2024/NĐ-CP về tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?
lawnet.vn
Người lao động có được hưởng lương hưu khi định cư nước ngoài không?
lawnet.vn
Mức phụ cấp hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu?
lawnet.vn
Có được xử lý kỷ luật người lao động bằng hình thức cắt lương không?
lawnet.vn
Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần có tăng theo lương cơ sở không?
lawnet.vn
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng 1 của viên chức hành chính?
lawnet.vn
Nghị định 75/2024/NĐ-CP quy định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng mới nhất 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;