Đại biểu đại hội công đoàn các cấp được thay đổi khi nào? Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn là bao nhiêu?

Đại biểu đại hội công đoàn các cấp được thay đổi khi nào? Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn là bao nhiêu? Ban chấp hành công đoàn các cấp có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Đại biểu đại hội công đoàn các cấp được thay đổi khi nào?

Căn cứ tiết đ Tiểu mục 6.6 Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định thay đổi đại biểu đại hội công đoàn các cấp trong các trường hợp sau:

- Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức do ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội, hội nghị quyết định khi có đề nghị của công đoàn cấp dưới.

- Trường hợp đã bầu đại biểu, nhưng có quyết định chia tách công đoàn cấp đó thành một số công đoàn mới, thì công đoàn cấp triệu tập đại hội có thể quyết định cho bầu bổ sung đại biểu ở công đoàn mới chia tách chưa có đại biểu (nếu số lượng đại biểu chưa đạt mức tối đa theo quy định).

- Trường hợp đã bầu đại biểu, nhưng do yêu cầu chia, tách, công đoàn đó được về trực thuộc công đoàn cấp trên mới, nếu công đoàn cấp trên mới chưa tiến hành đại hội thì có trách nhiệm triệu tập số đại biểu của công đoàn mới chuyển về và được tăng đại biểu triệu tập so với kế hoạch.

- Trường hợp đã bầu đại biểu, nhưng có quyết định giải thể công đoàn cấp đó, thì các đại biểu được bầu không còn là đại biểu chính thức đi dự đại hội công đoàn cấp trên.

- Các trường hợp thay đổi đại biểu chính thức dự đại hội, hội nghị phải được thể hiện trong báo cáo của ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội.

Đại biểu đại hội công đoàn các cấp được thay đổi khi nào? Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn là bao nhiêu?

Căn cứ Tiểu mục 6.5 Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn như sau:

(1) Đại hội đại biểu công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở

- Đại hội đại biểu công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được triệu tập không quá 150 đại biểu;

- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có từ 5.000 đoàn viên trở lên không quá 200 đại biểu. (Trừ công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được phép tổ chức đại hội toàn thể đoàn viên)

(2) Đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

- Đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 200 đại biểu.

- Nơi có trên 80.000 đoàn viên hoặc quản lý trực tiếp trên 300 công đoàn cơ sở, có thể tăng thêm nhưng không quá 300 đại biểu.

(3) Đại hội công đoàn tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương

- Có dưới 80.000 đoàn viên: Không quá 250 đại biểu.

- Có từ 80.000 đoàn viên đến dưới 100.000 đoàn viên: Không quá 300 đại biểu.

- Có từ 100.000 đoàn viên đến 300.000 đoàn viên: Không quá 400 đại biểu.

- Trên 300.000 đoàn viên: Không quá 500 đại biểu.

(4) Đại hội công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn

- Không quá 300 đại biểu.

Lưu ý:

- Số lượng đại biểu triệu tập dự Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.

- Không triệu tập số lượng đại biểu chính thức thấp hơn một phần hai (1/2) số lượng quy định. (Trừ đại hội công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn)

- Trường hợp cần tăng số lượng đại biểu chính thức vượt quá quy định thì phải được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý, nhưng không được vượt quá 10%.

Ban chấp hành công đoàn các cấp có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Căn cứ khoản 7 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa 12) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định ban chấp hành công đoàn các cấp:

Ban chấp hành công đoàn các cấp

...

7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban chấp hành công đoàn các cấp

a. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.

b. Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.

c. Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.

d. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.

...

Theo đó, ban chấp hành công đoàn các cấp có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.

- Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.

- Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.

- Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.

- Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, nâng cấp, hạ cấp công đoàn cấp dưới, công nhận ban chấp hành công đoàn cấp dưới.

- Bầu Đoàn Chủ tịch (đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn), bầu ban thường vụ (đối với ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên); bầu các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp.

- Đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động;

- Hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng;

- Ban chấp hành công đoàn cấp trên đại diện, hỗ trợ, giúp đỡ ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng tập thể,

- Thực hiện quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.

- Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động công đoàn cùng cấp với cấp ủy đảng đồng cấp (nếu có), với công đoàn cấp trên và thông báo cho công đoàn cấp dưới.

- Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn theo quy định của Nhà nước.

Xem thêm danh sách bài mới cập nhật:>>>

Công chức tập sự có được trả lương không? Thời gian tập sự là bao lâu?

Lao động nam có vợ sinh con thì có được hưởng trợ cấp không? Mức hưởng là bao nhiêu?

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng gồm những giấy tờ gì? Giấy phép xây dựng công trình bị thu hồi khi nào?

Khi nào không được xử lý kỷ luật người lao động? Có được cắt lương thay việc xử lý kỷ luật người lao động không?

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 12 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng từ ngày 29/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng lương hưu hằng tháng theo Luật bảo hiểm xã hội 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 12 có các ngày lễ nào? Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, lao động nữ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi nào được xem là chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2024, người lao động tham gia BHXH bắt buộc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, đối tượng nào được điều chỉnh lương hưu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 11/2024/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ ngày 01/01/2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;