11 Ngày tết ở Việt Nam? Người lao động nước ngoài được nghỉ ngày tết ở Việt Nam không?
11 Ngày tết ở Việt Nam?
Ở Việt Nam, có 11 ngày Tết và ngày lễ quan trọng trong năm bao gồm các ngày Tết âm lịch và một số ngày lễ quốc tế và dân tộc. Cụ thể 11 Ngày tết ở Việt Nam như sau:
[1] Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán, còn gọi là Tết Âm lịch hay Tết cổ truyền, là lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam, diễn ra vào ngày đầu tiên của năm mới theo lịch âm. Đây là dịp người Việt Nam chào đón năm mới và tưởng nhớ tổ tiên, kết nối với các giá trị truyền thống, gia đình và cộng đồng.
[2] Tết Nguyên Tiêu
Tết Nguyên Tiêu, hay còn gọi là Rằm Tháng Giêng, diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch và được coi là ngày rằm lớn đầu tiên trong năm. Đây là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng ở Việt Nam và nhiều nước châu Á, bao gồm Trung Quốc, nơi nó còn được gọi là Lễ hội Đèn Lồng.
[3] Tết Hàn Thực
Tết Hàn Thực là một lễ truyền thống diễn ra vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hằng năm ở Việt Nam và một số nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. "Hàn thực" có nghĩa là "thức ăn lạnh," và vào ngày này, người dân thường chế biến các món ăn nguội, điển hình là bánh trôi, bánh chay ở Việt Nam, để dâng lên bàn thờ tổ tiên, tưởng nhớ đến người đã khuất.
[4] Tết Thanh Minh
Tết Thanh Minh là một ngày lễ truyền thống trong văn hóa Việt Nam và nhiều nước Đông Á, ngày tiết thanh minh được tổ chức vào ngày 4 tháng 4 âm lịch để cúng. Còn tùy vào mỗi gia đình thì sẽ lựa chọn 1 ngày cụ thể để có thể tổ chức ngày tiết Thanh minh.
[5] Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ, còn được gọi là Tết diệt sâu bọ, diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng ở Việt Nam và một số quốc gia Đông Á khác như Trung Quốc và Hàn Quốc.
Ngày lễ này có nguồn gốc từ văn hóa nông nghiệp, với mục đích ban đầu là xua đuổi sâu bọ, bảo vệ mùa màng và sức khỏe của con người khi bước vào thời điểm thời tiết nóng bức, dễ bùng phát dịch bệnh.
[6] Tết Trung Nguyên
Tết Trung Nguyên, còn gọi là Rằm tháng Bảy hay lễ Vu Lan, là một ngày lễ truyền thống lớn tại Việt Nam, diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm. Đây là ngày để tưởng nhớ công ơn tổ tiên và bày tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ.
Nguồn gốc của Tết Trung Nguyên bắt nguồn từ Phật giáo và đạo hiếu của người Việt Nam, đồng thời chịu ảnh hưởng từ lễ cúng cô hồn trong văn hóa Á Đông.
[7] Tết Trung Thu
Tết Trung Thu, còn gọi là Tết Thiếu Nhi hoặc Tết Trông Trăng, là một trong những lễ hội truyền thống lớn của người Việt Nam, diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Trong ngày này, các gia đình sum vầy, trẻ em háo hức chờ đón để tham gia các hoạt động như rước đèn, múa lân, và phá cỗ dưới ánh trăng rằm.
[8] Tết Trùng Cửu
Tết Trùng Cửu, hay còn gọi là lễ hội Trùng Dương, diễn ra vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm. Tên gọi "Trùng Cửu" xuất phát từ ý nghĩa của con số 9 (cửu) được lặp lại hai lần (ngày 9 tháng 9), và vì số 9 là số lớn nhất trong dãy số đơn, nó được xem là biểu tượng của sự trường thọ, mạnh mẽ và may mắn.
[9] Tết Trùng Thập
Tết Trùng Thập, còn gọi là Tết Song Thập, diễn ra vào ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ tết cổ truyền của Việt Nam và một số nước Đông Á. Ngày này mang ý nghĩa tôn vinh mùa màng và nông nghiệp, là dịp để người dân cảm tạ đất trời, tổ tiên đã cho một năm mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu.
[10] Tết Táo quân
Tết Táo Quân, hay còn gọi là Lễ Tiễn Ông Công, Ông Táo, là một trong những lễ hội quan trọng trong văn hóa Việt Nam, diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Ngày lễ này nhằm tiễn đưa các vị Táo Quân (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về tình hình gia đình trong suốt một năm qua.
[11] Tết khai hạ (Mùng 7 tháng Giêng)
Tết Khai Hạ, hay còn gọi là lễ hạ cây nêu, lễ hóa vàng, lễ tạ năm mới, là một phong tục truyền thống có từ lâu đời của người Việt Nam.
Lễ Khai Hạ được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng Âm lịch để kết thúc chuỗi ngày Tết Nguyên Đán và mọi người quay trở lại với công việc thường ngày.
11 Ngày tết ở Việt Nam? Người lao động nước ngoài được nghỉ ngày tết ở Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Người lao động nước ngoài được nghỉ ngày tết ở Việt Nam không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào ngày tết dương lịch và tết âm lịch.
Người lao động làm đủ 05 năm cho một người lao động thì có bao nhiêu ngày nghỉ hằng năm?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ hằng năm:
Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
[...]
Căn cứ Điều 114 Bộ luật Lao động 2015 quy định nghỉ nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc:
Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Theo quy định trên, người lao động cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Do đó, nếu người lao động làm đủ 05 năm cho một người lao động thì số ngày phép năm của người lao động được xác định như sau:
- 13 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường
- 15 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- 17 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.