Thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch kiểm toán

Thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch kiểm toán được quy định như thế nào? Trách nhiệm của Thanh tra Kiểm toán nhà nước và Văn phòng Kiểm toán nhà nước trong trình tự lập, thẩm định, ban hành, điều chỉnh kế hoạch kiểm toán như thế nào?

Thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch kiểm toán được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 21 Quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và ban hành kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định 03/2021/QĐ-KTNN thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch kiểm toán được quy định như sau:

1. Trường hợp cần thay đổi về mục tiêu, mức trọng yếu, nội dung, phạm vi, giới hạn, địa điểm, thời hạn kiểm toán, thành phần đoàn kiểm toán, danh mục đầu mối kiểm toán: Trưởng đoàn kiểm toán báo cáo Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán bằng văn bản để trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định và chỉ thực hiện sau khi Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

2. Tổng Kiểm toán nhà nước phân cấp, ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán trong trường hợp cần thiết được điều chỉnh thời gian kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán do Tổ kiểm toán thực hiện mà không làm tăng, giảm thời gian kiểm toán của cuộc kiểm toán hoặc điều chuyển nhân sự giữa các Tổ kiểm toán trong Đoàn kiểm toán và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau khi quyết định điều chỉnh thời gian hoặc nhân sự Tổ kiểm toán, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phụ trách và thông báo tới Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng, Thanh tra Kiểm toán nhà nước, Trung tâm Tin học và các tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.

Trách nhiệm của Thanh tra Kiểm toán nhà nước trong trình tự lập, thẩm định, ban hành, điều chỉnh kế hoạch kiểm toán

Căn cứ Điều 19 Quy định này trách nhiệm của Thanh tra Kiểm toán nhà nước trong trình tự lập, thẩm định, ban hành, điều chỉnh kế hoạch kiểm toán như sau:

Thực hiện thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc Kiểm toán nhà nước trong việc thực hiện kế hoạch kiểm toán.

Trách nhiệm của Văn phòng Kiểm toán nhà nước trong trình tự lập, thẩm định, ban hành, điều chỉnh kế hoạch kiểm toán

Căn cứ Điều 20 Quy định này trách nhiệm của Văn phòng Kiểm toán nhà nước trong trình tự lập, thẩm định, ban hành, điều chỉnh kế hoạch kiểm toán như sau:

Thực hiện nhiệm vụ thư ký, giúp việc Tổng Kiểm toán nhà nước trong tổ chức xét duyệt kế hoạch kiểm toán và ban hành quyết định kiểm toán.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân trên ứng dụng eTax Mobile nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông báo 41/TB-CT năm 2025 tạm dừng các hệ thống thuế điện tử phục vụ việc nâng cấp đáp ứng tái cơ cấu, sắp xếp các cơ quan Thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên bị tạm hoãn xuất cảnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế quá hạn bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, không được khai bổ sung hồ sơ khai thuế khi có quyết định thanh, kiểm tra thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, bãi bỏ một nội dung bắt buộc trên chứng từ kế toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, những người nào không được tiếp tục hành nghề kiểm toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Các từ nào được viết tắt trên hóa đơn điện tử?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn điện tử là gì? Hóa đơn điện tử bao gồm các loại hóa đơn nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;