Tăng cường năng lực cơ quan quản lý, giám sát về kế toán - kiểm toán trong chiến lược đến năm 2030

Tăng cường năng lực cơ quan quản lý, giám sát về kế toán - kiểm toán chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030 được quy định như thế nào? Phát triển thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán trong chiến lược kế toán - kiểm toán đến 2030 như thế nào? Mong nhận được hồi đáp!

Tăng cường năng lực cơ quan quản lý, giám sát về kế toán - kiểm toán trong chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030

Căn cứ Tiểu mục 3 Mục IV Quyết định 633/QĐ-TTg năm 2022 quy định:

3. Tăng cường năng lực cơ quan quản lý, giám sát về kế toán - kiểm toán và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tính tuân thủ pháp luật về kế toán - kiểm toán như sau:

a) Có giải pháp phù hợp thu hút nhân sự có chất lượng cao để thực hiện tốt và có hiệu quả nhiệm vụ quản lý, giám sát về kế toán - kiểm toán. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và triển khai phương án phù hợp để tổ chức hoạt động theo mô hình tham vấn ý kiến tư vấn về kế toán - kiểm toán, nhằm có các quyết định phù hợp với thông lệ quốc tế, pháp luật của Việt Nam và thực tiễn của đơn vị.

b) Đổi mới và triển khai hiệu quả nội dung, phương thức và điều kiện thực hiện công tác quản lý, giám sát hoạt động kế toán - kiểm toán. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị có chức năng nhiệm vụ kiểm tra, giám sát báo cáo tài chính và việc chấp hành pháp luật kế toán - kiểm toán. Phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp, cơ sở đào tạo và đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm thực tế về hành nghề kế toán - kiểm toán để tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ kế toán - kiểm toán, ngoại ngữ, kỹ năng kiểm tra, giám sát báo cáo tài chính, việc tuân thủ pháp luật kế toán - kiểm toán.

c) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán - kiểm toán của các doanh nghiệp, tổ chức trong khu vực nhà nước và khu vực doanh nghiệp. Chú trọng đến cơ chế giám sát việc tuân thủ chuẩn mực kế toán của các công ty niêm yết và các công ty có lợi ích công chúng khác. Đảm bảo điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chuẩn mực kế toán - kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

d) Cụ thể hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, đơn vị kế toán và các cá nhân trong việc tăng cường tính công khai, minh bạch tình hình tài chính, đảm bảo quyền bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin của nhà đầu tư và các bên liên quan đối với báo cáo tài chính và các thông tin tài chính khác.

đ) Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật và các chuẩn mực chuyên môn nghiệp vụ của các doanh nghiệp, đơn vị kế toán; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán; việc tổ chức hệ thống thông tin, sử dụng phần mềm phục vụ công tác kế toán - kiểm toán tại các doanh nghiệp, đơn vị kế toán và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán. Thực hiện có hiệu quả việc công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của các doanh nghiệp, đơn vị kế toán, cơ quan, tổ chức kinh tế; trong đó lưu ý đối với đơn vị có lợi ích công chúng.

e) Tăng cường việc kiểm tra, hướng dẫn tổ chức triển khai có hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và đơn vị sự nghiệp công lập có quy mô lớn theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Phát triển thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán trong chiến lược kế toán - kiểm toán đến 2030

Căn cứ Tiểu mục 4 Mục IV Quyết định 633/QĐ-TTg năm 2022 quy định:

4. Phát triển thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán

a) Nghiên cứu xác định đối tượng phải thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính một cách phù hợp; quy định rõ tiêu chí đối với các doanh nghiệp phải được kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm và minh bạch thông tin tài chính, kế toán nhằm nâng cao yêu cầu, chất lượng dịch vụ, tính hiệu quả trong việc công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính.

b) Xác định tiêu chí đối với các đơn vị có lợi ích công chúng theo hướng bổ sung các đối tượng cần thiết, cùng với các yêu cầu về công khai, minh bạch báo cáo tài chính chặt chẽ và hiệu quả hơn nhằm đảm bảo lợi ích công chúng và sự phát triển bền vững chung của nền kinh tế. Nghiên cứu, xác định về đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm là các đơn vị sự nghiệp công lập quy mô lớn, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ cả chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về chi thường xuyên.

c) Xây dựng các tiêu chí định hướng về quy mô, số lượng và chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp kiểm toán, doanh nghiệp dịch vụ kế toán phù hợp với yêu cầu của thực tế, thông qua việc hoàn thiện cơ chế và điều kiện hành nghề; tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên; thực hiện hiệu quả các giải pháp đối với nguồn cung dịch vụ, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán.

d) Hoàn thiện và triển khai thực hiện các quy định pháp lý, tạo cơ sở và điều kiện cho việc đàm phán, tham gia các thỏa thuận quốc tế và công nhận lẫn nhau đối với dịch vụ kế toán - kiểm toán với các nước trong khu vực và trên thế giới.

đ) Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thẩm định giá và các dịch vụ khác; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu làm cơ sở xác định các chỉ số tài chính.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 10 tháng 11 là ngày gì? Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2024 của doanh nghiệp nhà nước là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 21/10/2024, kế toán viên phải có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 66/2024/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán từ ngày 20/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt nộp chậm thông báo hủy hóa đơn theo Thông tư 78 là bao nhiêu?
lawnet.vn
Nộp tờ khai thuế GTGT tháng 6/2024 chậm nhất là ngày nào?
lawnet.vn
Trường hợp nào không phải trả tiền sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế?
lawnet.vn
Mẫu 01/ĐNXN văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước?
lawnet.vn
Không phải trả tiền sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong trường hợp nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;