Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm những bước nào?

Kiểm toán nhà nước Việt Nam có những quyền hạn gì? Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm những bước nào? Tổng Kiểm toán nhà nước do ai bầu?

Kiểm toán nhà nước Việt Nam có những quyền hạn gì?

Theo Điều 11 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định về quyền hạn của Kiểm toán nhà nước Việt Nam như sau:

- Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.

- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nước phát hiện.

- Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

- Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán.

- Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước.

- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết.

- Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.

- Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật.

Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm những bước nào? (Hình từ Internet)

Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm những bước nào?

Theo Điều 1 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định về quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm các bước sau:

Phạm vi điều chỉnh

1. Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là Quy trình kiểm toán) quy định trình tự, thủ tục tiến hành các công việc của cuộc kiểm toán do Kiểm toán nhà nước thực hiện. Quy trình kiểm toán được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước (CMKTNN) và thực tiễn hoạt động kiểm toán.

Quy trình kiểm toán bao gồm 4 bước:

- Chuẩn bị kiểm toán;

- Thực hiện kiểm toán;

- Lập và gửi báo cáo kiểm toán;

- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

...

Quy trình kiểm toán bao gồm 4 bước:

- Chuẩn bị kiểm toán;

- Thực hiện kiểm toán;

- Lập và gửi báo cáo kiểm toán;

- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Tổng Kiểm toán nhà nước do ai bầu?

Căn cứ Điều 12 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định tổng Kiểm toán nhà nước

Tổng Kiểm toán nhà nước

1. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước.

2. Tổng Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tục.

Theo đó, Tổng Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân trên ứng dụng eTax Mobile nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông báo 41/TB-CT năm 2025 tạm dừng các hệ thống thuế điện tử phục vụ việc nâng cấp đáp ứng tái cơ cấu, sắp xếp các cơ quan Thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên bị tạm hoãn xuất cảnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế quá hạn bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, không được khai bổ sung hồ sơ khai thuế khi có quyết định thanh, kiểm tra thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, bãi bỏ một nội dung bắt buộc trên chứng từ kế toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, những người nào không được tiếp tục hành nghề kiểm toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Các từ nào được viết tắt trên hóa đơn điện tử?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn điện tử là gì? Hóa đơn điện tử bao gồm các loại hóa đơn nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;