Những đối tượng nào không được làm kế toán trưởng tại tổ chức tín dụng?

Những đối tượng nào không được làm kế toán trưởng tại tổ chức tín dụng? Kế toán trưởng tại tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện nào? Trách nhiệm của kế toán trưởng là gì?

Những đối tượng nào không được làm kế toán trưởng tại tổ chức tín dụng?

Căn cứ khoản 2 Điều 42 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về những trường hợp không được làm kế toán trưởng bao gồm:

- Người chưa thành niên; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Người đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

- Người đã bị kết án về tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên;

- Người đã bị kết án về tội xâm phạm sở hữu mà chưa được xóa án tích;

- Cán bộ, công chức, viên chức, người quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước, của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên tại tổ chức tín dụng hoặc được cử, chỉ định, bổ nhiệm tham gia quản lý, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng theo yêu cầu nhiệm vụ;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước, của doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên tại tổ chức tín dụng;

- Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng và vợ, chồng của những người này;

- Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.

So sánh với Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã bổ sung thêm các đối tượng sau vào nhóm những người không được làm kế toán trưởng của tổ chức tín dụng bao gồm:

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

- Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Người đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

Ngoài ra, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 cũng cho phép cán bộ, công chức, viên chức, người quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên được làm kế toán trưởng nếu được cử, chỉ định, bổ nhiệm tham gia quản lý, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng theo yêu cầu nhiệm vụ.

Những đối tượng nào không được làm kế toán trưởng tại tổ chức tín dụng? (Hình từ Internet)

Kế toán trưởng tại tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về kế toán trưởng của tổ chức tín dụng như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng

...

5. Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty con và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

a) Không thuộc trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật này; đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) phải không thuộc trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này;

b) Có một trong các điều kiện sau đây: có trình độ từ đại học trở lên về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán hoặc ngành khác thuộc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; có trình độ từ đại học trở lên về ngành khác và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;

c) Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm;

d) Kế toán trưởng còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật về kế toán.

...

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Kế toán 2015 quy định về tiêu chuẩn của kế toán như sau:

Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán

1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

...

Ngoài ra, căn cứ Điều 54 Luật Kế toán 2015 quy định về điều kiện của kế toán trưởng tại tổ chức tín dụng như sau:

Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;

b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;

c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.

Như vậy, kế toán trưởng tại tổ chức tín dụng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Không thuộc đối tượng không được đảm nhiệm chức vụ Kế toán trưởng;

- Có trình độ từ đại học trở lên về ngành kế toán hoặc ngành khác thuộc lĩnh vực kế toán hoặc có trình độ từ đại học trở lên về ngành khác mà có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực kế toán;

- Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm;

- Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm;

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.

Trách nhiệm của kế toán trưởng là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 55 Luật Kế toán 2015 quy định về trách nhiệm của kế toán trưởng như sau:

Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng

1. Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;

b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;

c) Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

...

Như vậy, kế toán trưởng có trách nhiệm phải thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị, tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định. Ngoài ra, kế toán trưởng còn có trách nhiệm phải lập báo cáo tài chính sao cho tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

Lưu ý, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 10 tháng 11 là ngày gì? Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2024 của doanh nghiệp nhà nước là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 21/10/2024, kế toán viên phải có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 66/2024/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán từ ngày 20/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt nộp chậm thông báo hủy hóa đơn theo Thông tư 78 là bao nhiêu?
lawnet.vn
Nộp tờ khai thuế GTGT tháng 6/2024 chậm nhất là ngày nào?
lawnet.vn
Trường hợp nào không phải trả tiền sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế?
lawnet.vn
Mẫu 01/ĐNXN văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước?
lawnet.vn
Không phải trả tiền sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong trường hợp nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;