Kiểm toán nội bộ là gì? Doanh nghiệp nào bắt buộc phải kiểm toán nội bộ?

Kiểm toán nội bộ là gì? Doanh nghiệp nào bắt buộc phải kiểm toán nội bộ? Trách nhiệm của người làm công tác kiểm toán nội bộ là gì?

03 doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán nội bộ?

Tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP có quy định 03 doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán nội bộ bao gồm:

- Công ty niêm yết

- Doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con;

- Doanh nghiệp Nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con.

Kiểm toán nội bộ là gì? 3 doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán nội bộ? (Hình từ Internet)

Kiểm toán nội bộ là gì?

Tại Điều 39 Luật Kế toán 2015 quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ như sau:

Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ

1. Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.

2. Đơn vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị để bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Tài sản của đơn vị được bảo đảm an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu quả;

b) Các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý.

3. Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.

4. Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ sau đây:

a) Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;

b) Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt;

c) Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán;

d) Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị kế toán.

5. Chính phủ quy định chi tiết về kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

Như vậy, kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.

Trách nhiệm của người làm công tác kiểm toán nội bộ là gì?

Tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm và quyền hạn của người làm công tác kiểm toán nội bộ như sau:

Trách nhiệm và quyền hạn của người làm công tác kiểm toán nội bộ

1. Trách nhiệm:

a) Thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;

b) Xác định các thông tin đầy đủ, tin cậy, phù hợp và hữu ích cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán;

c) Căn cứ vào các phân tích và đánh giá phù hợp để đưa ra kết luận và các kết quả kiểm toán một cách độc lập, khách quan;

d) Lưu các thông tin liên quan để hỗ trợ các kết luận và đưa ra kết quả kiểm toán;

đ) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán được giao thực hiện;

e) Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật;

g) Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp;

h) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.

2. Quyền hạn:

a) Trong khi thực hiện kiểm toán có quyền độc lập trong việc nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán;

b) Có quyền yêu cầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu, thông tin có liên quan đến nội dung kiểm toán;

c) Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán trong phạm vi được phân công;

d) Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.

Như vậy, trách nhiệm của người làm công tác kiểm toán nội bộ là:

- Thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;

- Xác định các thông tin đầy đủ, tin cậy, phù hợp và hữu ích cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán;

- Căn cứ vào các phân tích và đánh giá phù hợp để đưa ra kết luận và các kết quả kiểm toán một cách độc lập, khách quan;

- Lưu các thông tin liên quan để hỗ trợ các kết luận và đưa ra kết quả kiểm toán;

- Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán được giao thực hiện;

- Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật;

- Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp;

- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Nộp tờ khai thuế GTGT tháng 6/2024 chậm nhất là ngày nào?
lawnet.vn
Trường hợp nào không phải trả tiền sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế?
lawnet.vn
Mẫu 01/ĐNXN văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước?
lawnet.vn
Không phải trả tiền sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong trường hợp nào?
lawnet.vn
Hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng 6/2024 là khi nào?
lawnet.vn
Mẫu số c1-02/ns Thông tư 84/2016 là mẫu nào? Ngày nộp thuế là ngày nào nếu nộp thuế qua giao dịch điện tử?
lawnet.vn
Tải về mẫu tờ khai đăng ký thuế mẫu 03-ĐK-TCT? Hướng dẫn cách ghi tờ khai đăng ký thuế mẫu 03-ĐK-TCT?
lawnet.vn
Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp tờ khai thuế không?
lawnet.vn
Khi nào nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu? Thời gian cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là bao lâu?
lawnet.vn
Kiểm toán viên nhà nước có bao nhiêu ngạch? Quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;