Hướng dẫn lập hóa đơn trả lại đối với hàng hóa nhập khẩu ở nước ngoài vì không đạt chất lượng?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 17/11/2023

Cho tôi hỏi: Hướng dẫn lập hóa đơn trả lại đối với hàng hóa nhập khẩu ở nước ngoài vì không đạt chất lượng?- Câu hỏi của chị Mỹ (Tp.HCM).

    • Hướng dẫn lập hóa đơn trả lại đối với hàng hóa nhập khẩu ở nước ngoài vì không đạt chất lượng?

      Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về loại hóa đơn như sau:

      Loại hóa đơn

      Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:

      1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

      a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

      b) Hoạt động vận tải quốc tế;

      c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

      d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

      2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:

      a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

      - Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

      - Hoạt động vận tải quốc tế;

      - Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

      - Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

      ...

      Tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về thuế suất 0% như sau:

      Thuế suất 0%

      1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

      Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

      ...

      2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:

      a) Đối với hàng hóa xuất khẩu:

      - Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;

      - Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

      - Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

      ...

      b) Đối với dịch vụ xuất khẩu:

      - Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

      - Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

      Riêng đối với dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, để được áp dụng thuế suất 0%, ngoài các điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán nêu trên, tàu bay, tàu biển đưa vào Việt Nam phải làm thủ tục nhập khẩu, khi sửa chữa xong thì phải làm thủ tục xuất khẩu.

      ....

      Tại Công văn 74367/CTHN-TTHT năm 2023' onclick="vbclick('8E54F', '397725');" target='_blank'>Công văn 74367/CTHN-TTHT năm 2023 hướng dẫn xuất hóa đơn trả hàng nhập khẩu như sau:

      Trường hợp Công ty kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nhập khẩu vật tư ở nước ngoài nhưng không đạt chất lượng và trả lại theo thỏa thuận, khi xuất trả lại hàng, Công ty phải làm thủ tục xuất khẩu với cơ quan Hải quan và lập hóa đơn GTGT đối với hàng xuất trả lại theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

      Về thuế suất và điều kiện áp dụng thuế suất 0%, công ty thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013.

      Như vậy, trường hợp công ty nhập khẩu hàng hóa ở nước ngoài nhưng phải trả lại vì không đạt chất lượng theo như thỏa thuận thì khi trả lại hàng, công ty phải lập hóa đơn GTGT đối với hàng xuất trả lại. Cụ thể:

      - Trường hợp 1: Công ty khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì xuất hóa đơn GTGT;

      - Trường hợp 2: Công ty khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì xuất hóa đơn bán hàng.

      Thời điểm xuất hóa đơn trả hàng nhập khẩu là thời điểm thực hiện chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho bên nhận.

      Công ty thực hiện theo thuế suất và điều kiện áp dụng thuế suất 0% theo Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

      Hướng dẫn lập hóa đơn trả lại đối với hàng hóa nhập khẩu ở nước ngoài vì không đạt chất lượng? (Hình từ Internet)

      Hàng hóa nhập khẩu nào không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT?

      Tại khoản 19 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định về đối tượng không chịu thuế như sau:

      Đối tượng không chịu thuế

      ....

      19. Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.

      Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viên trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

      .....

      Như vậy, hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT bao gồm:

      - Hàng hóa nhập khẩu để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

      - Hàng hóa nhập khẩu là quà tặng cho các cơ quan như sau:

      + Cơ quan nhà nước.

      + Tổ chức chính trị.

      + Tổ chức chính trị - xã hội.

      + Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp.

      + Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp,

      + Đơn vị vũ trang nhân dân.

      - Hàng hóa nhập khẩu là quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ.

      - Hàng hóa nhập khẩu là đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao;

      - Hàng hóa nhập khẩu là hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.

      Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu được xác định như thế nào?

      Tại khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013 có quy định về giá tính thuế GTGT như sau:

      Giá tính thuế

      1. Giá tính thuế được quy định như sau:

      a) Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng;

      b) Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu;

      ...

      Như vậy, giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu được xác định như sau:

      Giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu = Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu (nếu có) + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

      Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn