Đề xuất hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 150 triệu đồng mỗi năm sẽ không đóng thuế VAT?

Có phải đang có đề xuất hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 150 triệu đồng mỗi năm sẽ không đóng thuế VAT không?

Đề xuất hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 150 triệu đồng mỗi năm sẽ không đóng thuế VAT?

Tại khoản 25 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013 có quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:

Đối tượng không chịu thuế

....

25. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều này không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này.

Tại khoản 25 Điều 5 Dự thảo Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại đây có đề xuất về mức doanh thu bán hàng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:

Đối tượng không chịu thuế

...

25. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm năm mươi triệu đồng trở xuống; tài sản của tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán ra; hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra; các hoạt động, dịch vụ thu phí, lệ phí theo pháp luật về phí và lệ phí.

Như vậy, dự kiến nếu hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu bán hàng hàng năm từ 150 triệu đồng trở xuống thì không phải đóng thuế VAT thay vì 100 triệu đồng như hiện nay.

Đề xuất hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 150 triệu đồng mỗi năm sẽ không đóng thuế VAT? (Hình từ Internet)

Hóa đơn VAT được xuất vào thời điểm nào?

Tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về thời điểm lập hóa đơn như sau:

Thời điểm lập hóa đơn

1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

....

Như vậy, hóa đơn VAT được xuất vào thời điểm sau:

- Đối với hoạt động bán hàng hóa:

Hóa đơn VAT được xuất khi người bán chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

- Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ:

Hóa đơn VAT được xuất khi bên cung cấp hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Nếu có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm thu tiề, trừ trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế,....

- Đối với giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch:

Hóa đơn VAT được xuất khi mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao công đoạn.

Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cụ thể như:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

....

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

b) Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

....

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

....

5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

Tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền như sau:

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

...

4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền

a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.

Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

....

Như vậy, không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa bị phạt với mức phạt tiền như sau:

- Phạt tiền từ 500.000 đến 1.500.000 đồng đối với tổ chức và từ 250.000 đến 750.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cho hành vi:

+ Không lập hóa đơn tổng hợp.

+ Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất

- Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức và từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cho hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua khác.

Ngoài ra, trường hợp không xuất hóa đơn được xem là hành vi trốn thuế thì sẽ bị xử phạt và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi này là mức phạt của tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi mức phạt sẽ bằng một nửa tổ chức.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Nộp tờ khai thuế GTGT tháng 6/2024 chậm nhất là ngày nào?
lawnet.vn
Trường hợp nào không phải trả tiền sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế?
lawnet.vn
Mẫu 01/ĐNXN văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước?
lawnet.vn
Không phải trả tiền sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong trường hợp nào?
lawnet.vn
Hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng 6/2024 là khi nào?
lawnet.vn
Mẫu số c1-02/ns Thông tư 84/2016 là mẫu nào? Ngày nộp thuế là ngày nào nếu nộp thuế qua giao dịch điện tử?
lawnet.vn
Tải về mẫu tờ khai đăng ký thuế mẫu 03-ĐK-TCT? Hướng dẫn cách ghi tờ khai đăng ký thuế mẫu 03-ĐK-TCT?
lawnet.vn
Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp tờ khai thuế không?
lawnet.vn
Khi nào nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu? Thời gian cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là bao lâu?
lawnet.vn
Kiểm toán viên nhà nước có bao nhiêu ngạch? Quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;