Các phương pháp nào sửa chữa sổ kế toán khi phát hiện sổ kế toán có sai sót?

Các phương pháp nào sửa chữa sổ kế toán khi phát hiện sổ kế toán có sai sót? Việc ghi sổ kế toán sẽ phải căn cứ vào đâu? Sổ kế toán phải có các nội dung nào?

Các phương pháp nào sửa chữa sổ kế toán khi phát hiện sổ kế toán có sai sót?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Luật Kế toán 2015 quy định về việc sửa chữa sổ kế toán như sau:

Sửa chữa sổ kế toán

1. Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau đây:

a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;

b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;

c) Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.

2. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.

3. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc sửa chữa này.

4. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng phương tiện điện tử được thực hiện theo phương pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Theo quy định này, có 03 phương pháp sữa chữa sổ kế toán khi phát hiện sổ kế toán có sai sót đó là:

- Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh.

- Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh.

- Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.

Các phương pháp nào sửa chữa sổ kế toán khi phát hiện sổ kế toán có sai sót? (Hình từ Internet)

Việc ghi sổ kế toán sẽ phải căn cứ vào đâu?

Căn cứ quy định Điều 26 Luật Kế toán 2015 quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán như sau:

Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán

1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.

2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán.

3. Sổ kế toán phải được ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.

4. Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề. Sổ kế toán phải được ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ.

.....

Như vậy, khi đơn vị kế toán thực hiện ghi sổ kế toán thì phải căn cứ vào chứng từ kế toán. Bên cạnh đó, Sổ kế toán phải được ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.

Sổ kế toán phải có các nội dung nào?

Căn cứ quy định Điều 24 Luật Kế toán 2015 quy định về sổ kế toán như sau:

Sổ kế toán

1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.

2. Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.

3. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ghi sổ;

b) Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;

c) Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;

đ) Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.

4. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

5. Bộ Tài chính quy định chi tiết về sổ kế toán.

Như vậy, sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Ngày, tháng, năm ghi sổ;

- Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;

- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;

- Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Nộp tờ khai thuế GTGT tháng 6/2024 chậm nhất là ngày nào?
lawnet.vn
Trường hợp nào không phải trả tiền sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế?
lawnet.vn
Mẫu 01/ĐNXN văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước?
lawnet.vn
Không phải trả tiền sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong trường hợp nào?
lawnet.vn
Hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng 6/2024 là khi nào?
lawnet.vn
Mẫu số c1-02/ns Thông tư 84/2016 là mẫu nào? Ngày nộp thuế là ngày nào nếu nộp thuế qua giao dịch điện tử?
lawnet.vn
Tải về mẫu tờ khai đăng ký thuế mẫu 03-ĐK-TCT? Hướng dẫn cách ghi tờ khai đăng ký thuế mẫu 03-ĐK-TCT?
lawnet.vn
Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp tờ khai thuế không?
lawnet.vn
Khi nào nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu? Thời gian cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là bao lâu?
lawnet.vn
Kiểm toán viên nhà nước có bao nhiêu ngạch? Quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;