Các loại báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm những gì?

Báo cáo tài chính là gì? Các loại báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm những gì? Báo cáo tài chính nhà nước được lập như thế nào?

Báo cáo tài chính là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán 2015 giải thích về báo cáo tài chính như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...

1. Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

...

Theo đó, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được thể hiện bằng hình thức nhất định theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của đơn vị kế toán, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

Các loại báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm những gì? (Hình từ Internet)

Các loại báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm những gì?

Theo Điều 29 Luật Kế toán 2015 quy định về báo cáo tài chính của đơn vị kế toán như sau:

Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Các loại báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm:

- Báo cáo tình hình tài chính;

- Báo cáo kết quả hoạt động;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

- Thuyết minh báo cáo tài chính;

- Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được quy định như sau:

- Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;

- Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;

- Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;

- Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

Báo cáo tài chính nhà nước được lập như thế nào?

Theo Điều 30 Luật Kế toán 2015 quy định về báo cáo tài chính nhà nước như sau:

Báo cáo tài chính nhà nước

...

2. Báo cáo tài chính nhà nước cung cấp thông tin về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, nợ công, vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Báo cáo tài chính nhà nước gồm:

a) Báo cáo tình hình tài chính nhà nước;

b) Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước;

c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

d) Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước.

3. Việc lập báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện như sau:

a) Bộ Tài chính chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; chỉ đạo Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính lập báo cáo tài chính thuộc phạm vi địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp;

b) Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm lập báo cáo của đơn vị mình và cung cấp thông tin tài chính cần thiết phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.

...

Theo đó, các loại báo cáo tài chính nhà nước được lập như sau:

[1] Bộ Tài chính chịu trách nhiệm:

- Lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội;

- Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính lập báo cáo tài chính thuộc phạm vi địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp;

[2] Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm:

- Lập báo cáo của đơn vị mình

- Cung cấp thông tin tài chính cần thiết phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân trên ứng dụng eTax Mobile nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông báo 41/TB-CT năm 2025 tạm dừng các hệ thống thuế điện tử phục vụ việc nâng cấp đáp ứng tái cơ cấu, sắp xếp các cơ quan Thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên bị tạm hoãn xuất cảnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế quá hạn bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, không được khai bổ sung hồ sơ khai thuế khi có quyết định thanh, kiểm tra thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, bãi bỏ một nội dung bắt buộc trên chứng từ kế toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, những người nào không được tiếp tục hành nghề kiểm toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Các từ nào được viết tắt trên hóa đơn điện tử?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn điện tử là gì? Hóa đơn điện tử bao gồm các loại hóa đơn nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;