Ban hành Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước?

Ban hành Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước? Các cuộc họp nào do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì?

Ban hành Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước?

Ngày 05/12/2024, Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 về ban hành Quy chế làm việc của kiểm toán nhà nước có hiệu lực từ ngày 05/12/2024.

Tại Điều 2 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 quy định nguyên tắc làm việc như sau:

[1] Mọi hoạt động của kiểm toán nhà nước phải tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy chế làm việc, quy định, quy trình nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm, nhất là hành vi lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

[2] Kiểm toán nhà nước làm việc theo chế độ Thủ trưởng, cấp dưới phải nghiêm túc chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, không chuyển các công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới lên cấp trên.

Thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả và bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, thông suốt của Tổng Kiểm toán nhà nước đối với các lĩnh vực công tác của kiểm toán nhà nước

[3] Phân công, phân cấp rõ ràng, đề cao trách nhiệm và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị, cá nhân.

Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ giao một đơn vị thực hiện, trường hợp công việc liên quan đến nhiều đơn vị thì giao một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm.

Công việc được giao cho đơn vị nào thì Thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm chính về công việc được giao.

[4] Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động giải quyết công việc đúng phạm vi, thẩm quyền và trách nhiệm được phân công; tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác, các Quy chế của kiểm toán nhà nước, của đơn vị, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan cấp trên.

[5] Các đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của kiểm toán nhà nước phải chấp hành nghiêm túc các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc; chấp hành nghiêm Luật Phòng, chống tham nhũng.

Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán còn phải chấp hành nghiêm Quy định 131-QĐ/TW năm 2023 quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và các nội quy, quy chế của Kiểm toán nhà nước.

[6] Bảo đảm phát huy năng lực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

[7] Bảo đảm tính độc lập, khách quan, thực hiện đầy đủ, chấp hành nghiêm quy chế làm việc, quy định, quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; xây dựng, thực hiện văn hoá liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ.

[8] Bảo vệ bí mật Nhà nước theo các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước và của kiểm toán nhà nước

Ban hành Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước?

Ban hành Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)

Các cuộc họp nào do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì?

Căn cứ Điều 26 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 quy định các cuộc họp do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì bao gồm:

- Họp giao ban tháng của Kiểm toán nhà nước

- Họp giao ban quý của Kiểm toán nhà nước

- Họp (hội nghị) triển khai nhiệm vụ công tác, sơ kết, tổng kết, tập huấn chuyên đề...

- Các cuộc họp, làm việc khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định

Lưu ý: Tổng Kiểm toán nhà nước có thể ủy quyền Phó Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì các cuộc họp.

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo, xin ý kiến Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi quyết định các vấn đề nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 quy định Phó Tổng Kiểm toán nhà nước:

Điều 4. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước
[...]
3. Những vấn đề Phó Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo, xin ý kiến Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi quyết định:
a) Những vấn đề thuộc về chủ trương, chính sách mà pháp luật chưa quy định cụ thể; những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội của đất nước và hoạt động chung của KTNN; những vấn đề quan trọng khác;
b) Định kỳ ít nhất mỗi tháng 01 lần, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo với Tổng Kiểm toán nhà nước kết quả những công việc được phân công phụ trách;
c) Khi phát hiện các vấn đề chứa đúng quy định, các hành vi vi phạm quy định hiện hành thì chủ động xử lý theo quy định. Trường hợp vượt quá thẩm quyền hoặc có thể gây hậu quả lớn, khó khắc phục thì kịp thời báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi quyết định xử lý;
[...]

Như vậy, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo, xin ý kiến Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi quyết định các vấn đề sau:

- Những vấn đề thuộc về chủ trương, chính sách mà pháp luật chưa quy định cụ thể; những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội của đất nước và hoạt động chung của Kiểm toán nhà nước; những vấn đề quan trọng khác

- Định kỳ ít nhất mỗi tháng 01 lần, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo với Tổng Kiểm toán nhà nước kết quả những công việc được phân công phụ trách

- Khi phát hiện các vấn đề chứa đúng quy định, các hành vi vi phạm quy định hiện hành thì chủ động xử lý theo quy định. Trường hợp vượt quá thẩm quyền hoặc có thể gây hậu quả lớn, khó khắc phục thì kịp thời báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi quyết định xử lý

- Những văn bản, báo cáo của Kiểm toán nhà nước do Phó Tổng Kiểm toán nhà nước gửi các cơ quan bên ngoài liên quan đến các nội dung: trả lời kiến nghị kiểm toán; tham gia ý kiến... có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước, trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước thì phải báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi ký phát hành;

- Trường hợp đi công tác ngoài kế hoạch và vắng mặt vì việc riêng từ 01 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;