Ủy quyền xin cấp lại hồ sơ gốc giấy phép lái xe hạng A1 trước đây không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 19/11/2019

Em đang có GPLX máy hạng A1 thi năm 2018. Hiện nay em đã làm mất hồ sơ gốc giấy phép lái xe nhưng vẫn còn bằng. Công việc em rất bận rộn anh chị cho em hỏi giờ em có thể ủy quyền cho người khác đi xin cấp lại hồ sơ giấy phép lái xe có được không?

 

    • Ủy quyền xin cấp lại hồ sơ gốc giấy phép lái xe hạng A1 trước đây không?
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ Khoản 8 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ' onclick="vbclick('505F6', '311501');" target='_blank'>Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thủ tục cấp lại giấy phép lái xe theo đó:

      ...

      8. Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, nếu có nhu cầu được lập lại hồ sơ gốc.

      Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đã cấp giấy phép lái xe). Hồ sơ bao gồm:

      a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;

      b) Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

      Cơ quan cấp giấy phép lái xe kiểm tra, xác nhận và đóng dấu, ghi rõ: số, hạng giấy phép lái xe được cấp, ngày sát hạch (nếu có), tên cơ sở đào tạo (nếu có) vào góc trên bên phải đơn đề nghị và trả cho người lái xe tự bảo quản để thay hồ sơ gốc”.

      Như vậy, bạn đã làm mất hồ sơ gốc Giấy phép lái xe nhưng vẫn còn bằng hạng A1 thì bạn vẫn có thể xin cấp lại Hồ sơ gốc nếu bạn có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch.

      Mặt khác Căn cứ Khoản 8 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ' onclick="vbclick('505F6', '311501');" target='_blank'>Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT nêu trên, thì thủ tục cấp lại hồ sơ gốc giấy phép lái như sau:

      Bạn cần lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp giấy phép lái xe. Thời hạn giải quyết là 2 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

      – Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.

      – Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

      Cơ quan cấp giấy phép lái xe kiểm tra, xác nhận và đóng dấu, ghi rõ: số, hạng giấy phép lái xe được cấp, ngày sát hạch (nếu có), tên cơ sở đào tạo (nếu có) vào góc trên bên phải đơn đề nghị và trả cho người lái xe tự bảo quản để thay hồ sơ gốc.

      Bên cạnh đó căn cứ Thông tư 12/2017/TT-BGTVT không đề cập đến việc không được phép ủy quyền nộp hồ sơ. Tuy nhiên, căn cứ Điều 138 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

      “Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

      1.Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

      2.Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

      3.Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”

      Như vậy, trong trường hợp bạn không tự đi làm thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe thì bạn có thể uỷ quyền cho cá nhân hoặc công ty làm dịch vụ nộp hồ sơ xin cấp lại hồ sơ gốc giấy phép lái xe cho bạn.

      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn