Trẻ em bao nhiêu tuổi được đi tàu một mình?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/12/2023

Cho tôi hỏi: Trẻ em bao nhiêu tuổi thì được đi tàu một mình? Hành khách bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp thì giải quyết như thế nào?- Câu hỏi của chị Tuyền (Hà Nội).

    • Trẻ em bao nhiêu tuổi được đi tàu một mình?

      Tại Điều 32 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định về quyền của doanh nghiệp như sau:

      Quyền của doanh nghiệp

      1. Yêu cầu người đi tàu, hành khách, người gửi hành lý ký gửi mua vé bổ sung khi không có vé hoặc vé không hợp lệ.

      2. Được quyền từ chối, đình chỉ vận chuyển hành khách, hành lý ký gửi đã có vé trong các trường hợp sau đây:

      a) Người đi tàu, hành khách, người gửi hành lý ký gửi không thực hiện yêu cầu mua vé bổ sung theo quy định tại khoản 1 của Điều này;

      b) Hành khách đi tàu không chấp hành các quy định tại Thông tư này, nội quy đi tàu và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

      c) Trẻ em từ đủ 10 tuổi trở xuống (nếu không xác định được tuổi thì có chiều cao dưới 1,32 m) mà không có người lớn đi kèm;

      d) Người say rượu, người mất trí, người có bệnh truyền nhiễm, người có bệnh tật mà bác sỹ chỉ định không di chuyển hoặc xét thấy có thể nguy hiểm đến bản thân người đó khi đi tàu (trừ trường hợp có người đi cùng trông nom và người có bệnh truyền nhiễm đã được cách ly an toàn);

      đ) Do nguyên nhân bất khả kháng hoặc phải vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt theo mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền như phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ, an ninh, quốc phòng.

      ...

      Tại Điều 35 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định về độ tuổi được đi tàu một mình của trẻ em như sau:

      Nghĩa vụ của hành khách, người gửi hành lý ký gửi

      1. Thanh toán tiền vận chuyển hành lý ký gửi và các chi phí theo quy định của doanh nghiệp trước khi được vận chuyển. Trong quá trình vận chuyển nếu có phát sinh chi phí phải thanh toán cho doanh nghiệp.

      2. Có vé đi tàu hợp lệ.

      3. Trẻ em từ đủ 10 tuổi trở xuống (nếu không xác định được tuổi thì có chiều cao dưới 1,32 m) đi tàu phải có người lớn đi kèm.

      4. Khi có yêu cầu của doanh nghiệp, hành khách, người đi tàu có trách nhiệm xuất trình vé và một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này, các giấy tờ khác theo quy định của doanh nghiệp khi vào, ra ga, trạm, khi lên tàu, khi ở trên tàu.

      5. Người say rượu, người mất trí, người có bệnh truyền nhiễm, người có bệnh tật mà bác sỹ chỉ định không di chuyển hoặc xét thấy có thể nguy hiểm đến bản thân người đó khi đi tàu phải có người đi cùng trông nom và người có bệnh truyền nhiễm đã được cách ly an toàn.

      6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 2, Điều 60 Luật Đường sắt.

      Như vậy, trẻ em từ đủ 10 tuổi trở xuống (nếu không xác định được tuổi thì có chiều cao dưới 1,32 m) đi tàu phải có người lớn đi kèm. Do đó tuổi được đi tàu một mình của trẻ em là trên 10 tuổi.

      Trường hợp trẻ em chưa đủ tuổi được đi tàu một mình thì doanh nghiệp có quyền từ chối hành khách.

      Trẻ em bao nhiêu tuổi được đi tàu một mình? (Hình từ Internet)

      Hành khách bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp thì giải quyết như thế nào?

      Tại Điều 23 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định trường hợp hành khách bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp thì giải quyết như sau:

      - Đại diện của doanh nghiệp xác nhận bố trí để hành khách đi chuyến tàu sớm nhất có quy định dừng ở ga đến ghi trên vé của hành khách.

      Trường hợp doanh nghiệp bố trí loại chỗ có hạng thấp hơn loại chỗ ghi trên vé của hành khách thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả lại tiền chênh lệch giữa tiền ghi trên vé của hành khách và tiền của loại chỗ thực tế trên tàu mà doanh nghiệp bố trí cho hành khách.

      Trường hợp doanh nghiệp bố trí chỗ có hạng cao hơn loại chỗ ghi trên vé của hành khách thì hành khách không phải trả thêm tiền;

      - Hành khách có quyền yêu cầu đổi vé đi vào ngày khác cùng loại tàu tương đương với vé đã mua và chỉ được thay đổi một lần;

      - Trường hợp hành khách không tiếp tục chờ đi tàu, doanh nghiệp phải trả toàn bộ tiền vé (nếu nhỡ tàu ở ga đi) hoặc tiền vé trên đoạn đường chưa đi (nếu nhỡ tàu ở ga dọc đường);

      - Doanh nghiệp quy định việc hỗ trợ hành khách như ăn, uống, ngủ, nghỉ trong thời gian hành khách chờ đi tàu.

      Hành khách có quyền trả lại vé, đổi vé tàu hỏa trước giờ tàu chạy không?

      Tại Điều 9 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định về trả lại vé đi tàu, đổi vé đi tàu như sau:

      Trả lại vé, đổi vé đi tàu

      Hành khách có quyền trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy. Doanh nghiệp quy định cụ thể mức khấu trừ tương ứng với thời gian trả lại vé, đổi vé và các nội dung khác có liên quan đến việc trả lại vé, đổi vé của hành khách.

      Như vậy, trước giờ tàu chạy thì hành khách vẫn có quyền trả lại vé, đổi vé.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn