Quy định về cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam từ ngày 01/7/2024?

Quy định về cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam từ ngày 01/7/2024 như thế nào? Đồng tiền tính giá dịch vụ tại cảng biển là đồng tiền gì?

Quy định về cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam từ ngày 01/7/2024?

Ngày 15/5/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 12/2024/TT-BGTVT quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam.

Theo đó, đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển bao gồm:

(1) Đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển đối với hoạt động hàng hải quốc tế, bao gồm:

- Tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh hoặc quá cảnh vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải; tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại vùng biển Việt Nam không thuộc vùng nước cảng biển;

- Tàu thuyền hoạt động vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh tại khu vực hàng hải;

- Tàu thuyền vận tải hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam; tàu thuyền chuyên dùng hoạt động trên tuyến quốc tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển, được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;

- Hành khách của tàu khách từ nước ngoài đến Việt Nam (hoặc ngược lại) bằng đường biển, đường thuỷ nội địa vào, rời khu vực hàng hải.

(2) Đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển đối với hoạt động hàng hải nội địa, bao gồm:

- Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;

- Tàu thuyền vận tải hàng hóa, hành khách hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;

- Tàu thuyền hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo;

- Hàng hóa nội địa được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;

- Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại các cảng dầu khí ngoài khơi, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí, trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ hàng hải.

Tàu công vụ không thuộc đối tượng tính giá theo quy định tại Thông tư 12/2024/TT-BGTVT.

Tàu thuyền vào, rời cảng tránh trú bão hoặc để bàn giao người bị nạn trên biển mà không xếp dỡ hàng hóa, không nhận trả khách có xác nhận của cảng vụ hàng hải tại khu vực; tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thuộc đối tượng tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải và giá dịch vụ cầu, bến, phao neo.

Quy định về cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam từ ngày 01/7/2024? (Hình từ Internet)

Đồng tiền tính giá dịch vụ tại cảng biển là đồng tiền gì?

Tại Điều 5 Thông tư 12/2024/TT-BGTVT có quy định đồng tiền tính giá dịch vụ tại cảng biển như sau:

Đồng tiền tính giá dịch vụ tại cảng biển

1. Đồng tiền tính giá dịch vụ là Đồng Việt Nam hoặc Đô la Mỹ đối với dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cung cấp cho tàu thuyền hoạt động hàng hải quốc tế.

2. Đồng tiền tính giá dịch vụ là Đồng Việt Nam đối với dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cung cấp cho tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa.

3. Trường hợp chuyển đổi từ Đô la Mỹ sang Đồng Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đồng tiền tính giá dịch vụ là Đồng Việt Nam hoặc Đô la Mỹ đối với dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cung cấp cho tàu thuyền hoạt động hàng hải quốc tế.

Đối với dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cung cấp cho tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa thì đồng tiền tính giá dịch vụ là Đồng Việt Nam.

Khu vực tính giá đối với dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt được phân chia như thế nào?

Tại Điều 7 Thông tư 12/2024/TT-BGTVT có quy định vKhu vực tính giá đối với dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt được phân chia thành 03 khu vực như sau:

Khu vực 1: bao gồm các cảng biển từ vĩ tuyến 20 độ trở lên phía Bắc và các cảng biển: từ Quảng Ninh đến Nam Định.

Khu vực 2: bao gồm các cảng biển từ vĩ tuyến 11,5 độ đến dưới vĩ tuyến 20 độ và các cảng biển: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Khu vực 3: bao gồm các cảng biển từ dưới vĩ tuyến 11,5 độ trở vào phía Nam và các cảng biển: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh.

Lưu ý: Thông tư 12/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Luật Đường bộ 2024 quy định công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ gồm các công trình nào?
lawnet.vn
Từ ngày 01/01/2025, các trường hợp nào thi công trên đường bộ đang khai thác không phải cấp giấy phép thi công?
lawnet.vn
Từ ngày 01/01/2025, công trình đường bộ gồm những gì? Có các công trình an toàn giao thông đường bộ nào?
lawnet.vn
Từ 01/8/2024, công dân có thể bấm biển số xe trên VNeID khi đăng ký xe lần đầu không?
lawnet.vn
Từ ngày 01/01/2025, giấy phép lái xe hạng C1E lái được xe gì? Bao nhiêu tuổi thì được cấp bằng?
lawnet.vn
Từ ngày 01/01/2025, giấy phép lái xe hạng CE được cấp cho đối tượng nào?
lawnet.vn
Giấy phép lái xe hạng C1 lái được xe gì? Độ tuổi cấp giấy phép lái xe hạng C1 là bao nhiêu?
lawnet.vn
Từ ngày 01/01/2025, giấy phép lái xe hạng BE lái được xe gì? Có thời hạn bao lâu?
lawnet.vn
Từ ngày 01/01/2025, người có bằng lái xe A1 lái được xe gì? Bao nhiêu tuổi thì được cấp bằng?
lawnet.vn
Từ 01/01/2025, không áp dụng niên hạn sử dụng của xe cơ giới trong trường hợp nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;