Phạm vi khảo sát và tỷ lệ bình đồ khi khảo sát luồng đường thủy nội địa

Cho tôi hỏi, phạm vi khảo sát và tỷ lệ bình đồ khi khảo sát luồng đường thủy nội địa được quy định như thế nào? Mong được hỗ trợ theo quy định mới nhất. 

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 36/2021/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/03/2022) quy định về phạm vi khảo sát và tỷ lệ bình đồ khi khảo sát luồng đường thủy nội địa như sau:

- Phạm vi khảo sát luồng đường thủy nội địa

+ Phạm vi khảo sát luồng đường thủy nội địa thường xuyên được thực hiện trong phạm vi luồng (theo tim luồng) và phạm vi bãi cạn có trong hồ sơ quản lý luồng đường thủy nội địa;

+ Phạm vi khảo sát luồng đường thủy nội địa định kỳ theo chiều rộng gồm chiều rộng luồng đường thủy nội địa và phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa về hai phía nhưng không vượt quá đường mép bờ sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh;

+ Phạm vi khảo sát luồng đường thủy nội địa đột xuất được thực hiện trong phạm vi khu vực xuất hiện các tình huống đột xuất xảy ra trên luồng đường thủy nội địa và hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa. Đối với tình huống đột xuất làm phát sinh mới luồng đường thủy nội địa, chiều rộng phạm vi khảo sát không quá 03 lần chiều rộng luồng và không vượt quá đường mép bờ sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh. Chiều dài phạm vi khảo sát là chiều dài luồng đường thủy nội địa phát sinh.

- Tỷ lệ bình đồ khảo sát luồng đường thủy nội địa

+ Tỷ lệ bình đồ khảo sát luồng đường thủy nội địa bao gồm các loại tỷ lệ 1:1.000; 1:2.000 và 1:5.000;

+ Tỷ lệ bình đồ khảo sát 1:1.000 áp dụng đối với khảo sát luồng đường thủy nội địa đột xuất. Trường hợp tình huống đột xuất phát sinh luồng đường thủy nội địa mới, tỷ lệ bình đồ khảo sát được áp dụng đối với chiều rộng phạm vi khảo sát theo quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản này;

+ Tỷ lệ bình đồ khảo sát 1:1.000 áp dụng đối với chiều rộng phạm vi khảo sát đến 50 m;

+ Tỷ lệ bình đồ khảo sát 1:2.000 áp dụng đối với chiều rộng phạm vi khảo sát từ trên 50 m đến 300 m;

+ Tỷ lệ bình đồ khảo sát 1:5.000 áp dụng đối với chiều rộng phạm vi khảo sát từ trên 300 m trở lên.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 10/10/2024, đối tượng nào được miễn thu phí sử dụng đường bộ cao tốc?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương tiện chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc và biểu mức phí được áp dụng từ ngày 10/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương tiện giao thông đường bộ là gì? Phương tiện giao thông đường bộ được phân loại thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có trách nhiệm lắp đặt công trình an toàn giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, xe ưu tiên gồm các xe gì? Thứ tự ưu tiên được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, các loại giấy phép lái xe nào không thời hạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, giấy phép lái xe được cấp đổi như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/10/2025, đối tượng nào mở tài khoản giao thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi tầm nhìn bị hạn chế thì người lái xe phải như thế nào để bảo đảm an toàn?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;