Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hữu Ngọc. Tôi đang công tác tại ga Đà Nẵng. Tại ga tôi đang làm việc, trưởng tàu vì lý do sức khỏe nên không thể tiếp tục đảm nhận vị trí, vậy nên, cấp trên của tôi muốn trưởng tàu làm công việc của trưởng dồn cho đến khi anh ấy hồi phục lại sức khoẻ và trở lại vị trí của mình, chuyển công việc như vậy có được không? Văn bản nào quy định vấn đề này? Tôi mong Ban biên tập có thể giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (0165***)

"> Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hữu Ngọc. Tôi đang công tác tại ga Đà Nẵng. Tại ga tôi đang làm việc, trưởng tàu vì lý do sức khỏe nên không thể tiếp tục đảm nhận vị trí, vậy nên, cấp trên của tôi muốn trưởng tàu làm công việc của trưởng dồn cho đến khi anh ấy hồi phục lại sức khoẻ và trở lại vị trí của mình, chuyển công việc như vậy có được không? Văn bản nào quy định vấn đề này? Tôi mong Ban biên tập có thể giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (0165***)

">

Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh nào?

Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hữu Ngọc. Tôi đang công tác tại ga Đà Nẵng. Tại ga tôi đang làm việc, trưởng tàu vì lý do sức khỏe nên không thể tiếp tục đảm nhận vị trí, vậy nên, cấp trên của tôi muốn trưởng tàu làm công việc của trưởng dồn cho đến khi anh ấy hồi phục lại sức khoẻ và trở lại vị trí của mình, chuyển công việc như vậy có được không? Văn bản nào quy định vấn đề này? Tôi mong Ban biên tập có thể giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (0165***)

Các chức danh mà nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm được quy định tại Điều 6 Thông tư 38/2010/TT-BGTVT Quy định về tiêu chuẩn chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh theo sự phân công của người sử dụng lao động theo quy định sau đây:

a) Chức danh điều độ chạy tàu tuyến được làm công việc của các chức danh điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu hàng, phó tàu khách phụ trách an toàn, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

b) Chức danh điều độ chạy tàu ga được làm công việc của các chức danh trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu hàng, phó tàu khách phụ trách an toàn, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

c) Chức danh trực ban chạy tàu ga được làm công việc của các chức danh trưởng tàu hàng, phó tàu khách phụ trách an toàn, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

d) Chức danh trưởng tàu được làm công việc của các chức danh trực ban chạy tàu ga, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

đ) Chức danh trưởng dồn được làm công việc của các chức danh gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

e) Chức danh lái tàu được làm công việc của các chức danh phụ lái tàu;

g) Chức danh gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe được làm chung công việc của nhau;

h) Các chức danh tuần đường, tuần cầu, tuần hầm được làm chung công việc của nhau;

i) Các chức danh gác cầu chung, gác đường ngang, gác hầm được làm chung công việc của nhau.

2. Những nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i của Khoản 1 Điều này không đảm nhiệm công tác quá 06 tháng liên tục, nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định tại điểm e của Khoản 1 Điều này không đảm nhiệm công tác quá 12 tháng liên tục vì lý do sức khỏe hoặc các lý do khác, nếu sức khỏe hồi phục đủ tiêu chuẩn và muốn đảm nhiệm các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu thì phải qua kỳ kiểm tra và đạt yêu cầu nghiệp vụ do doanh nghiệp sử dụng chức danh đó tổ chức.

Theo quy định của pháp luật thì trưởng tàu có thể làm công việc của trưởng dồn nhưng không đảm nhiệm công tác quá 06 tháng liên tục. Tuy nhiên, khi hồi phục sức khỏe và muốn trở lại vị trí trưởng tàu thì phải qua kỳ kiểm tra và đạt yêu cầu nghiệp vụ do doanh nghiệp sử dụng chức danh đó tổ chức.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các chức danh mà nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 38/2010/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, biển số xe nào được đưa ra đấu giá? Người trúng đấu giá biển số xe có quyền chuyển nhượng biển số xe không?
lawnet.vn
Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ 01/9/2024 đến 30/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu lệ phí trước bạ của xe ô tô năm 2024 là bao nhiêu?
lawnet.vn
Luật Đường bộ 2024 quy định công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ gồm các công trình nào?
lawnet.vn
Từ ngày 01/01/2025, các trường hợp nào thi công trên đường bộ đang khai thác không phải cấp giấy phép thi công?
lawnet.vn
Từ ngày 01/01/2025, công trình đường bộ gồm những gì? Có các công trình an toàn giao thông đường bộ nào?
lawnet.vn
Từ 01/8/2024, công dân có thể bấm biển số xe trên VNeID khi đăng ký xe lần đầu không?
lawnet.vn
Từ ngày 01/01/2025, giấy phép lái xe hạng C1E lái được xe gì? Bao nhiêu tuổi thì được cấp bằng?
lawnet.vn
Từ ngày 01/01/2025, giấy phép lái xe hạng CE được cấp cho đối tượng nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;