Người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm gì trong kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân bay?

Xin hỏi trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không trong kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân bay là gì? - Câu hỏi của Tú Mỹ (Bình Định).

Người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm gì trong kiểm soát nước thải tại cảng hàng không?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/03/2023) quy định về trách nhiệm trong kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân bay của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không như sau:

Kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân bay

1. Người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm:

a) Đảm bảo các quy định về hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải quy định tại Điều 7 của Thông tư này;

b) Hướng dẫn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay thực hiện việc thu gom, xử lý, quan trắc giám sát chất lượng nước thải đáp ứng yêu cầu về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải trước khi xả ra ngoài. Trong quá trình hoạt động có biện pháp ngăn chặn rò rỉ trực tiếp hoặc gián tiếp nhiên liệu, dầu mỡ, hóa chất phát tán ra khu vực xung quanh;

c) Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức khử trùng nước thải từ tàu bay theo quy định trước khi xử lý.

2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm:

a) Tuân thủ yêu cầu về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải trước khi xả ra ngoài;

b) Đấu nối hệ thống thoát nước thải vào hệ thống thoát nước thải chung của cảng hàng không sân bay hoặc đấu nối vào mạng lưới thoát nước của địa phương khi được chấp thuận.

3. Cơ sở bảo dưỡng tàu bay, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, bao gồm:

a) Ngăn chặn rò rỉ trực tiếp hoặc gián tiếp nhiên liệu, dầu mỡ, hóa chất ra khu vực cảng hàng không, sân bay trong quá trình bảo dưỡng tàu bay, trong quá trình khai thác, bảo dưỡng hệ thống phương tiện và trang thiết bị;

b) Phân tách dầu mỡ lẫn trong nước thải từ hoạt động bảo dưỡng tàu bay, phương tiện, trang thiết bị trước khi xả thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải của cảng hàng không, sân bay;

c) Thực hiện bảo dưỡng, rửa tàu bay, phương tiện, trang thiết bị tại khu vực có hệ thống thu gom và phân tách dầu mỡ khỏi nước thải.

4. Người khai thác tàu bay có trách nhiệm xử lý hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng về thu gom, xử lý chất thải lỏng từ tàu bay; đảm bảo chất thải lỏng từ tàu bay được xử lý đáp ứng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Như vậy, trong kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm như sau:

+) Đảm bảo các quy định về hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải

+) Hướng dẫn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay thực hiện việc thu gom, xử lý, quan trắc giám sát chất lượng nước thải đáp ứng yêu cầu về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải trước khi xả ra ngoài.

+) Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức khử trùng nước thải từ tàu bay theo quy định trước khi xử lý.

(Hình từ Internet) 

Người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa dùng một lần không?

Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/03/2023) quy định về trách nhiệm kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng như sau:

Kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay

1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:

a) Xây dựng, thực hiện quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn của Luật bảo vệ môi trường 2020;

b) Bố trí điểm tập kết phù hợp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; có biện pháp kiểm soát đảm bảo yêu cầu về môi trường tại các vị trí lưu trữ, thu gom, trong quá trình vận chuyển hoặc tại các vị trí xử lý;

c) Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức khử trùng chất thải rắn từ tàu bay theo quy định trước khi xử lý.

2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm lắp đặt các thiết bị đựng, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nhà ga hành khách; có hướng dẫn bỏ rác, phân loại rác để thực hiện phân loại tại nguồn.

3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, người khai thác tàu bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong sản xuất, cung cấp dịch vụ; thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa dùng một lần; có trách nhiệm thực hiện các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa. Chất thải nhựa phát sinh trong quá trình hoạt động phải được thu gom, phân loại, chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.

...

Theo đó, người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa dùng một lần để kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không.

Người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm kiểm soát chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại tại cảng hàng không như thế nào?

Tại Điều 13 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/03/2023) quy định về xử lý chất thải nguy hại trong khu vực cảng hàng không sân bay như sau:

Kiểm soát chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại tại cảng hàng không, sân bay

1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm:

a) Thực hiện phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định khoản 2 Điều 81 của Luật Bảo vệ môi trường;

b) Xử lý hoặc chuyển giao cho các cơ sở xử lý theo quy định tại Điều 82 của Luật Bảo vệ môi trường;

c) Trường hợp phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại mà không thực hiện phân loại hoặc không thể phân loại được thì phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại của Luật Bảo vệ môi trường.

2. Không được xử lý chất thải nguy hại trong khu vực cảng hàng không sân bay. Trường hợp phát sinh chất thải nguy hại thì phải thực hiện khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Căn cứ quy định trên, người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm kiểm soát chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại tại cảng hàng không như sau:

+) Thực hiện phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường

+) Xử lý hoặc chuyển giao cho các cơ sở xử lý

+) Trường hợp phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại mà không thực hiện phân loại hoặc không thể phân loại được thì phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại của Luật Bảo vệ môi trường.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước của kỳ tính thuế tháng 9 năm 2024 là ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, người điều khiển xe ô tô sử dụng điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, giấy phép lái xe bị thu hồi trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, bằng lái xe hạng B1 có được lái xe ô tô nữa không?
lawnet.vn
Tai nạn giao thông được phân loại thế nào? Xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông gồm các hoạt động nào?
lawnet.vn
Từ ngày 01/01/2025, xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, biển số xe nào được đưa ra đấu giá? Người trúng đấu giá biển số xe có quyền chuyển nhượng biển số xe không?
lawnet.vn
Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến khi nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;