Khi nào phải xác minh giấy phép lái xe? Giấy phép lái xe được phục hồi đủ 12 điểm khi nào?
Khi nào phải xác minh giấy phép lái xe?
Căn cứ Điều 33 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định xác minh giấy phép lái xe:
Điều 33. Xác minh giấy phép lái xe
1. Các trường hợp thực hiện xác minh
a) Cấp, đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp
Sở Giao thông vận tải phải tra cứu và in thông tin về giấy phép lái xe trong các trường hợp xét sát hạch nâng hạng, đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe; trường hợp chưa có thông tin phải có văn bản đề nghị cơ quan đã cấp giấy phép lái xe xác minh giấy phép lái xe đã cấp.
Khi chưa có kết quả xác minh giấy phép lái xe hoặc có kết quả xác minh giấy phép lái xe không do Sở Giao thông vận tải cấp thì Sở Giao thông vận tải không xét sát hạch nâng hạng, đổi, cấp lại giấy phép lái xe;
b) Đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp sang giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp
Trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Cục Xe - Máy thuộc Bộ Quốc phòng xác minh giấy phép lái xe đã cấp.
Khi chưa có kết quả xác minh giấy phép lái xe hoặc có kết quả xác minh giấy phép lái xe không do Bộ Quốc phòng cấp thì Sở Giao thông vận tải không đổi giấy phép lái xe;
[...]
Như vậy, giấy phép lái xe được xác minh trong các trường hợp sau:
- Cấp, đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp
- Đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp sang giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp
- Đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sang giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp
Khi nào phải xác minh giấy phép lái xe? Giấy phép lái xe được phục hồi đủ 12 điểm khi nào? (Hình từ Internet)
Giấy phép lái xe được phục hồi đủ 12 điểm khi nào?
Căn cứ Điều 58 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định điểm của giấy phép lái xe:
Điều 58. Điểm của giấy phép lái xe
1. Điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm. Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.
2. Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.
3. Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó. Sau thời hạn ít nhất là 06 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 7 Điều 61 của Luật này do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.
[...]
Theo quy định trên, giấy phép lái xe được phục hồi đủ 12 điểm khi giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất.
Giấy phép lái xe nào có thời hạn sử dụng 05 năm?
Căn cứ khoản 5 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định giấy phép lái xe:
Điều 57. Giấy phép lái xe
[...]
5. Thời hạn của giấy phép lái xe được quy định như sau:
a) Giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 không thời hạn;
b) Giấy phép lái xe hạng B và hạng C1 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp;
c) Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.
[...]
Như vậy, giấy phép lái xe có thời hạn sử dụng 05 năm kể từ ngày cấp bao gồm:
[1] Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1
[2] Hạng D1 cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C
[3] Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1
[4] Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2
[5] Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg
[6] Hạng C1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg
[7] Hạng CE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc
[8] Hạng D1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg
[9] Hạng D2E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg
[10] Hạng DE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa