Hành vi không thực hiện nghĩa vụ tìm kiếm cứu nạn hàng hải bị xử phạt hành chính như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 23/03/2023

Xin hỏi mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thực hiện nghĩa vụ tìm kiếm cứu nạn hàng hải như thế nào? - Câu hỏi của Minh Tú (Hải Dương).

    • Hành vi không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm cứu nạn hàng hải bị xử phạt hành chính như thế nào?

      Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm cứu nạn hàng hải như sau:

      Vi phạm các quy định về tìm kiếm, cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

      1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phát tín hiệu cấp cứu giả.

      2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

      a) Không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm, cứu nạn hàng hải;

      b) Thực hiện chậm trễ lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền để tìm kiếm, cứu nạn theo quy định.

      3. Đối với hành vi không thực hiện lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền để tìm kiếm, cứu nạn theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:

      a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;

      b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;

      c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.

      4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

      Ngoài ra, khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:

      Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và nguyên tắc xử phạt

      ...

      2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

      ...

      Theo quy định nêu trên, hành vi không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm cứu nạn hàng hải bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm và phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.

      Ngoài ra, với hành vi vi phạm này còn áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng từ 03 tháng đến 06 tháng.

      (Hình từ Internet)

      Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là những hành vi nào?

      Theo Điều 15 Thông tư 105/2022/TT-BQP quy định về các hành vi được xem là vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam như sau:

      Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm, cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 22 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP

      Việc xác định các hành vi vi phạm quy định về tìm kiếm, cứu nạn trên biển tại Điều 22 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Bộ luật Hàng hải năm 2015; Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển và Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

      Theo quy định nêu trên, các hành vi được xem là vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam gồm:

      - Hành vi phát tín hiệu cấp cứu giả;

      - Không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm, cứu nạn hàng hải;

      - Thực hiện chậm trễ lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền để tìm kiếm, cứu nạn theo quy định;

      - Hành vi không thực hiện lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền để tìm kiếm, cứu nạn;

      - Hành vi vi phạm quy định Quyết định 06/2014/QĐ-TTg' onclick="vbclick('35A4D', '389349');" target='_blank'>Quyết định 06/2014/QĐ-TTg;

      - Hành vi vi phạm quy định Nghị định 30/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('4E255', '389349');" target='_blank'>Nghị định 30/2017/NĐ-CP.

      Thuyền trưởng có quyền yêu cầu cứu nạn trong trường hợp tàu biển đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển hay không?

      Tại Điều 54 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định quyền của thuyền trưởng như sau:

      Quyền của thuyền trưởng

      1. Đại diện cho chủ tàu và những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa khi giải quyết những công việc trong điều khiển, quản trị tàu và hàng hóa được vận chuyển trên tàu biển.

      2. Nhân danh chủ tàu và người có lợi ích liên quan đến hàng hóa thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi công việc quy định tại khoản 1 Điều này, có thể khởi kiện hoặc tham gia tố tụng trước Tòa án hoặc Trọng tài khi tàu biển ở ngoài cảng đăng ký, trừ trường hợp chủ tàu hoặc người có lợi ích liên quan đến hàng hóa tuyên bố hạn chế một phần hoặc toàn bộ quyền đại diện đó.

      3. Không cho tàu biển hành trình, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

      4. Áp dụng các hình thức khen thưởng hoặc biện pháp kỷ luật đối với thuyền viên thuộc quyền; có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc phải rời khỏi tàu biển những thuyền viên không đủ trình độ chuyên môn theo chức danh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.

      5. Nhân danh chủ tàu vay tín dụng hoặc vay tiền mặt trong trường hợp cần thiết nhưng chỉ trong giới hạn đủ để sửa chữa tàu biển, bổ sung thuyền viên, cung ứng cho tàu hoặc vì nhu cầu khác để có thể tiếp tục chuyến đi.

      6. Bán một phần tài sản hoặc phần dự trữ dư thừa của tàu biển trong phạm vi quy định tại khoản 5 Điều này, nếu việc chờ nhận tiền hoặc chỉ thị của chủ tàu không có lợi hoặc không thực hiện được.

      7. Trong thời gian thực hiện chuyến đi, nếu không còn cách nào khác để có đủ các điều kiện cần thiết cho việc kết thúc chuyến đi thì có quyền cầm cố hoặc bán một phần hàng hóa sau khi đã tìm mọi cách xin chỉ thị của người thuê vận chuyển và chủ tàu mà không được. Trong trường hợp này, thuyền trưởng phải giảm tới mức thấp nhất sự thiệt hại của chủ tàu, người thuê vận chuyển và những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa.

      8. Trong khi đang hành trình mà trên tàu biển không còn lương thực, thực phẩm dự trữ thì có quyền sử dụng một phần hàng hóa là lương thực, thực phẩm vận chuyển trên tàu; nếu thật cần thiết thì có quyền sử dụng lương thực, thực phẩm của những người đang ở trên tàu. Việc sử dụng này phải được lập biên bản. Chủ tàu phải thanh toán số lương thực, thực phẩm đã sử dụng.

      9. Trường hợp tàu biển đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển thì có quyền yêu cầu cứu nạn và sau khi thỏa thuận với các tàu đến cứu nạn, có quyền chỉ định tàu thực hiện việc cứu hộ.

      Theo đó, thuyền trưởng có quyền yêu cầu cứu nạn trong trường hợp tàu biển đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn