Dự kiến từ 01/7/2024, trẻ em trên 10 tuổi mới được ngồi ghế trước ô tô?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 25/07/2023

Xin hỏi: Theo dự thảo mới dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 thì trẻ em trên 10 tuổi mới được ngồi ghế trước ô tô đúng không?- Câu hỏi của anh Tường (Bình Định).

    • Dự kiến từ ngày 01/7/2024, trẻ em trên 10 tuổi mới được ngồi ghế trước ô tô?

      Tại khoản 3 Điều 9 Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ' onclick="vbclick('6C75B', '393235');" target='_blank'>Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ có quy định về việc trẻ em trên 10 tuổi mới được ngồi ghế trước ô tô như sau:

      Quy tắc chung

      1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ.

      2. Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

      3. Trẻ em dưới 10 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35 mét được chở trên xe ô tô con không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ; trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật đường bộ). Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em.

      4. Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường hoặc có tín hiệu qua đường thì phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

      Như vậy, theo dự thảo mới dự kiến có hiệu lực từ 01/7/2024 thì trẻ em dưới 10 tuổi khi được chở trên xe ô tô con không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ đồng nghĩa với việc trẻ em trên 10 tuổi mới được ngồi ghế trước ô tô.

      Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em ngồi ghế trước ô tô.

      Dự kiến từ 01/7/2024, trẻ em trên 10 tuổi mới được ngồi ghế trước ô tô? (Hình từ Internet)

      Theo dự thảo mới, người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe ở những vị trí nào?

      Tại khoản 4 Điều 17 Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ' onclick="vbclick('6C75B', '393235');" target='_blank'>Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ có đề xuất các vị trí mà người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe bao gồm:

      - Bên trái đường một chiều;

      - Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi có tầm nhìn bị che khuất;

      - Trên cầu, trừ những trường hợp tổ chức giao thông cho phép;

      - Gầm cầu vượt, trừ những nơi được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

      - Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

      - Cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố, dưới 40 mét trên đường bộ đối với đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;

      - Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

      - Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

      - Nơi dừng của xe buýt;

      - Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào;

      - Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới;

      - Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

      - Che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;

      - Trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, hè phố trái quy định.

      Đề xuất không được sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ trong đô thị, khu đông dân cư?

      Tại Điều 20 Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ' onclick="vbclick('6C75B', '393235');" target='_blank'>Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ có đề xuất việc sử dụng còi như sau:

      Sử dụng tín hiệu còi

      1. Chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện trong các trường hợp sau đây:

      a) Báo hiệu cho người đi bộ và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông;

      b) Báo hiệu chuẩn bị vượt xe.

      2. Không sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ trong đô thị, khu đông dân cư và khu vực cơ sở điều trị bệnh, trạm cấp cứu, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

      Như vậy, dự kiến từ ngày 01/7/2024 thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ không được sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ trong đô thị, khu đông dân cư.

      Tuy nhiên đối với các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ thì vẫn được sử dụng trong khung giờ trên.

      Lưu ý: Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ' onclick="vbclick('6C75B', '393235');" target='_blank'>Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang trong quá trình lấy ý kiến và chưa có hiệu lực thi hành.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn