Dự kiến sửa đổi điều kiện về nhân lực của đơn vị đăng kiểm xe cơ giới? Thay đổi quy định về nguyên tắc hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 14/04/2023

Dự kiến sửa đổi điều kiện về nhân lực của đơn vị đăng kiểm xe cơ giới? Thay đổi quy định về nguyên tắc hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới như thế nào?

    • Thay đổi quy định về nguyên tắc hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới như thế nào ?

      Theo khoản 4 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 139/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('8962C', '390150');" target='_blank'>Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 139/2018/NĐ-CP dự kiến sửa đổi về nguyên tắc hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới như sau:

      Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới (sau đây viết tắt là Nghị định số 139/2018/NĐ-CP)

      .........

      4. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

      “Điều 4. Nguyên tắc hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới

      1. Chỉ những tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới mới được phép hoạt động kiểm định xe cơ giới.

      2. Trong trường hợp hệ thống các đơn vị hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới không đáp ứng được nhu cầu kiểm định phương tiện của người dân và doanh nghiệp thì các cơ sở vật chất, nhân lực kiểm định thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đang thực hiện nhiệm vụ kiểm định xe cơ giới sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh được công nhận, huy động tham gia thực hiện kiểm định xe cơ giới thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định này.

      3. Hoạt động kiểm định phải đảm bảo tính độc lập, khách quan, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật.”

      ......

      Tại Điều 4 Nghị định 139/2018/NĐ-CP có quy định nguyên tắc hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới như sau:

      Nguyên tắc hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới

      1. Chỉ những tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới mới được phép hoạt động kiểm định xe cơ giới.

      2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới. Tính độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính được hiểu như sau:

      a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý;

      b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới không nắm giữ cổ phần hoặc góp vốn trên 10% của tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

      Như vậy, dự thảo mới có đề xuất thay đổi quy định về nguyên tắc hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới như sau:

      - Chỉ những tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới mới được phép hoạt động kiểm định xe cơ giới.

      - Trong trường hợp hệ thống các đơn vị hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới không đáp ứng được nhu cầu kiểm định phương tiện của người dân và doanh nghiệp thì:

      Các cơ sở vật chất, nhân lực kiểm định thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đang thực hiện nhiệm vụ kiểm định xe cơ giới sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh được công nhận, huy động tham gia thực hiện kiểm định xe cơ giới thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định này.

      - Hoạt động kiểm định phải đảm bảo tính độc lập, khách quan, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật.

      Dự kiến sửa đổi điều kiện về nhân lực của đơn vị đăng kiểm xe cơ giới? Thay đổi quy định về nguyên tắc hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới như thế nào? (Hình từ Internet)

      Dự kiến sửa đổi điều kiện về nhân lực của đơn vị đăng kiểm xe cơ giới?

      Tại khoản 7 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 139/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('8962C', '390150');" target='_blank'>Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 139/2018/NĐ-CP có đề xuất về nhân lực của đơn vị đăng kiểm như sau:

      Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới (sau đây viết tắt là Nghị định số 139/2018/NĐ-CP)

      .....

      7. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

      “Điều 7. Điều kiện về cơ cấu tổ chức, nhân lực

      1. Tổ chức của đơn vị đăng kiểm phải có tối thiểu các bộ phận sau: Ban lãnh đạo; bộ phận văn phòng; bộ phận kiểm định;

      2. Nhân lực của đơn vị đăng kiểm gồm lãnh đạo đơn vị, phụ trách dây chuyền kiểm định, đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ, trong đó:

      a) Có tối thiểu 01 lãnh đạo đơn vị đủ điều kiện ký giấy chứng nhận kiểm định;

      b) Có tối thiểu 01 đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao phụ trách dây chuyền kiểm định;

      c) Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 02 đăng kiểm viên đảm bảo thực hiện đủ các công đoạn kiểm định.”

      Tại Điều 7 Nghị định 139/2018/NĐ-CP có quy định về điều kiện về nhân lực như sau:

      Điều kiện về nhân lực

      Nhân lực trong đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo các điều kiện sau:

      1. Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.

      2. Có phụ trách dây chuyền kiểm định. Mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách tối đa hai dây chuyền kiểm định.

      3. Có lãnh đạo đơn vị đăng kiểm và nhân viên nghiệp vụ đáp ứng các quy định tại Nghị định này.

      Như vậy, dự kiến lãnh đạo đơn vị, phụ trách dây chuyền kiểm định, đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm sẽ phải đáp ứng những điều kiện như sau:

      - Có tối thiểu 01 lãnh đạo đơn vị đủ điều kiện ký giấy chứng nhận kiểm định;

      - Có tối thiểu 01 đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao phụ trách dây chuyền kiểm định;

      - Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 02 đăng kiểm viên đảm bảo thực hiện đủ các công đoạn kiểm định.

      Ngoài ra, dự thảo còn đề xuất tổ chức của đơn vị đăng kiểm phải có tối thiểu các bộ phận: Ban lãnh đạo; bộ phận văn phòng; bộ phận kiểm định.

      Xưởng đăng kiểm của đơn vị đăng kiểm xe cơ giới phải đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất và dây chuyền kiểm định?

      Tại Điều 6 Nghị định 139/2018/NĐ-CP có quy định điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyển kiểm định của xưởng đăng kiểm như sau:

      Điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định

      1. Mặt bằng đơn vị đăng kiểm là nơi dùng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ giới trên cùng một khu đất, có diện tích được quy định như sau:

      a) Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2;

      b) Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2;

      c) Đối với đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2;

      d) Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 03 (ba) dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.

      2. Xưởng kiểm định

      a) Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 30 x 4 x 3,5 (m);

      b) Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 36 x 5 x 4,5 (m);

      c) Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m;

      d) Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

      3. Dây chuyền kiểm định phải được bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra và dụng cụ kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành, đảm bảo kiểm tra được đầy đủ các hệ thống, tổng thành, chi tiết của xe cơ giới tham gia giao thông để đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

      Như vậy, xưởng kiểm định của đơn vị kiểm định xe cơ giới phải đáp ứng điều kiện:

      - Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 30 x 4 x 3,5 (m);

      - Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 36 x 5 x 4,5 (m);

      - Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m;

      - Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền kiểm định loại I và loại II.

      Lưu ý: Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 139/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('8962C', '390150');" target='_blank'>Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 139/2018/NĐ-CP đang trong quá trình lấy ý kiến đóng góp

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn