Điều khiển phương tiện đường thuỷ nội địa vượt nhau được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/04/2018

Điều khiển phương tiện đường thuỷ nội địa vượt nhau được quy định như thế nào?  Xin chào Ban biên tập, tôi là Viết Anh, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc điều khiển phương tiện đường thuỷ nội địa nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là điều khiển phương tiện đường thuỷ nội địa vượt nhau được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

    • Điều khiển phương tiện đường thuỷ nội địa vượt nhau được quy định tại Điều 42 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004' onclick="vbclick('CBD8', '237550');" target='_blank'>Điều 42 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, cụ thể như sau:

      - Phương tiện vượt nhau thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

      + Phương tiện xin vượt phải phát âm hiệu một tiếng dài, lặp lại nhiều lần;

      + Phương tiện bị vượt, khi nghe thấy âm hiệu xin vượt, nếu thấy an toàn phải giảm tốc độ và phát âm hiệu điều động theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 46 của Luật này và đi về phía luồng đã báo cho đến khi phương tiện xin vượt đã vượt qua; nếu không thể cho vượt thì phát âm hiệu 5 tiếng ngắn;

      + Phương tiện xin vượt, khi nghe thấy âm hiệu điều động của phương tiện bị vượt thì mới được vượt; khi vượt phải phát âm hiệu báo phía vượt của mình và phải giữ khoảng cách ngang an toàn với phương tiện bị vượt.

      - Phương tiện xin vượt không được vượt trong các trường hợp sau đây:

      + Nơi có báo hiệu cấm vượt;

      + Phía trước có phương tiện đi ngược lại hay có vật chướng ngại;

      + Nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp hoặc có báo hiệu chiều rộng luồng hạn chế;

      + Khi đi qua khoang thông thuyền của cầu, cống, âu tàu, khu vực điều tiết giao thông;

      + Trường hợp khác không bảo đảm an toàn.

      Trên đây là nội dung câu trả lời về điều khiển phương tiện đường thuỷ nội địa vượt nhau. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn