Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật, hiểu biết về Văn hóa giao thông an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024?
Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật, hiểu biết về Văn hóa giao thông an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024?
UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định 110/QĐ-BATGT thể lệ Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật, hiểu biết về Văn hóa giao thông an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024 Tải về
Cuộc thi dự kiến diễn ra trong thời gian quý IV năm 2024. Số lần tổ chức thi: 04 lần.
Dưới đây là đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật, hiểu biết về Văn hóa giao thông an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024:
Câu 1: Luật Giao thông đường bộ hiện hành được ban hành năm nào? D. Năm 2008 Câu 2: Khi đèn tín hiệu giao thông màu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện đi chưa đến vạch dừng thì phải làm gì? B. Dừng lại trước vạch dừng. Câu 3: Ở nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ, thì người đi bộ phải qua đường như thế nào cho an toàn? A. Phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi chắc chắn không có xe nào đang đến gần từ mọi hướng, vừa qua đường vừa quan sát. Câu 4: Khi điều khiển xe chạy trên đường biết có xe sau xin vượt nếu đủ điều kiện an toàn người lái xe phải làm gì? A. Tất cả các phương án trên. Câu 5: Khi gặp một đoàn xe, một đoàn xe tang hay một đoàn người có tổ chức đi theo hàng ngũ, người lái xe phải xử lý như thế nào cho đúng quy tắc giao thông? C. Chờ đoàn xe, đoàn người đi qua hết thì tiếp tục lưu thông Câu 6: Khi tham gia giao thông, trường hợp nào dưới đây là không an toàn, gây nguy hiểm? C. Sử dụng điện thoại khi điều khiển xe đạp, xe đạp máy. Câu 7: Luật TTATGT đường bộ năm 2024 quy định: Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô có được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe không? B. Không. Trừ loại ô tô có 1 hàng ghế thì đc ngồi, người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em Câu 8: Đặc điểm của biển báo nguy hiểm là gì? C Hình tam giác màu vàng, viền màu đỏ, giữa có hình vẽ màu đen biểu thị nội dung sự nguy hiểm cần biết. Câu 9: Đâu là nội dung mới của Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng? D Tất cả các nội dung trên. Câu 10: Luật TTATGT đường bộ 2024, tăng tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 29 chỗ, xe ô tô chở người giường nằm là bao nhiêu đối với nam và nữ ? C. 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ |
Lưu ý: Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật, hiểu biết về Văn hóa giao thông an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024 chỉ mang tính chất tham khảo!
Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật, hiểu biết về Văn hóa giao thông an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024? (Hình từ Internet)
Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định nào?
Căn cứ Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định dừng xe, đỗ xe trên đường bộ:
Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
[...]
Như vậy, người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
- Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết
- Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình
- Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó
- Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết
- Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn
- Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái
- Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
Tổ chức giao thông gồm các nội dung nào?
Căn cứ Điều 37 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:
- Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ
- Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ
- Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
Lưu ý: Luật Giao thông đường bộ 2008 có hiệu lực đến ngày 31/12/2024.