Buồng lái tàu bay được bảo vệ như thế nào?

Buồng lái tàu bay được bảo vệ như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật quy định về bảo đảm an ninh cho tàu bay vận chuyển hàng không thương mại. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Buồng lái tàu bay được bảo vệ như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Hoàng Anh (anh***@gmail.com)

Bảo vệ buồng lái tàu bay được quy định tại Điều 69 Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

1. Trong suốt thời gian tàu bay đang bay, cửa buồng lái phải được khóa từ bên trong và có phương thức trao đổi thông tin bí mật giữa tiếp viên với tổ lái khi phát hiện nghi ngờ hoặc có dấu hiệu uy hiếp an ninh hàng không trong khoang hành khách.

2. Tàu bay có trọng lượng cất cánh tối đa từ 45.500 kilôgam trở lên hoặc có sức chở từ 60 hành khách trở lên phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Cửa buồng lái tàu bay có khả năng chống lại vũ khí hạng nhẹ, mảnh lựu đạn hoặc việc sử dụng vũ lực để vào buồng lái trái phép;

b) Có trang bị, thiết bị để tổ lái giám sát toàn bộ khu vực bên ngoài cửa buồng lái tàu bay nhằm nhận biết những người có yêu cầu vào buồng lái, phát hiện những hành vi nghi ngờ hoặc nguy cơ đe dọa tiềm ẩn.

3. Người khai thác tàu bay phải đảm bảo sau khi các cửa của tàu bay được đóng để khởi hành, không ai được phép vào buồng lái cho đến khi các cửa của tàu bay được mở ra để hành khách rời khỏi tàu bay ngoại trừ những đối tượng sau đây nếu Người chỉ huy tàu bay đồng ý:

a) Thành viên tổ bay đang làm nhiệm vụ;

b) Người được người khai thác tàu bay cho phép;

c) Người được phép vào buồng lái theo quy định pháp luật.

4. Thành viên tổ lái không được phép rời buồng lái khi chưa được người chỉ huy tàu bay cho phép; trong buồng lái phải luôn có mặt 02 người là thành viên tổ lái. Trong trường hợp bất khả kháng, chỉ có 01 thành viên tổ lái thì bắt buộc phải có mặt 01 tiếp viên và thành viên tổ lái đó.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về bảo vệ buồng lái tàu bay. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 01/2016/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 84 là của tỉnh nào? Biển số xe 84 chi tiết năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 82 là của tỉnh nào? Biển số xe 82 chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 83 là của tỉnh nào? Biển số xe 83 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 81 là của tỉnh nào? Biển số xe 81 chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 80 là của tỉnh nào? Biển số xe 80 chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 79 là của tỉnh nào? Biển số xe 79 chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 78 là của tỉnh nào? Chi tiết biển số xe 78 năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 77 là của tỉnh nào? Chi tiết biển số xe 77 năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 76 là của tỉnh nào? Chi tiết biển số xe 76 năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số xe 75 là của tỉnh nào? Người lái xe phải dừng lại để bảo đảm an toàn trong trường hợp nào?
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;